Quy định về cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính thế nào?

03/07/2023 | 14:51 53 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ra sao? Ba má tôi định cho đất cho tôi mà chưa làm xong thủ tục. Tôi muốn hỏi hiện nay việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính là khi nào thực hiện xong, thủ tục sang tên rồi yêu cầu họ cập nhật lại hay làm sao? Cả nhà tôi đang trong quá trình làm hồ sơ cho hợp đồng tặng cho đất. Tôi còn vấn đề băn khoăn là việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay do cơ quan nào thực hiện? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Quy định của pháp luật về hồ sơ địa chính thế nào?

Như chúng ta đã biết, hồ sơ địa chính là văn bản thể hiện tình trạng pháp lý của đất đai trong việc quản lý đất đai. Nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ về quy định của pháp luật về hồ sơ địa chính. Nội dung trên hiện nay được luật quy định như sau:

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện những thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phuc vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo đó, hồ sơ địa chính sẽ bao gồm các thành phần chính như sau: 

– Đối với địa phương đã xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính thì hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đấy đai, bao gồm các tài liệu cụ thể sau đây: Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai; Sổ địa chính và bản lưu Giấy chứng nhận.

– Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì hồ sơ địa chính sẽ bao gồm: Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai, bản lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. Số theo dõi biến động đất đai dùng để ghi lại những biến động như chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng. 

Tài liệu hồ sơ địa chính phải cập nhật chỉnh lý là gì?

Vấn đề chỉnh lý hồ sơ địa chính cũng là nội dung quan trọng trong hồ sơ địa chính. Vậy tài liệu hồ sơ địa chính phải cập nhật chỉnh lý là gì? Chỉnh lý hồ sơ địa chính sẽ được thực hiện trong những trường hợp cụ thể nào theo quy định? Nội dung trên cụ thể được quy định như sau:

Căn cứ Điều 25 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, các tài liệu hồ sơ địa chính phải cập nhật, chỉnh lý biến động và căn cứ cập nhật, chỉnh lý trong các trường hợp biến động được thực hiện theo quy định sau:

TTTrường hợp cập nhật, chỉnh lýTài liệu phải cập nhật, chỉnh lýCăn cứ để cập nhật, chỉnh lý
1Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đã được kiểm tra thẩm định ở các cấp;- Giấy chứng nhận đã cấp;- Hồ sơ giao đất, cho thuê đất; đấu giá quyền sử dụng đất.
2Đăng ký đất đai được Nhà nước giao quản lý– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đã được kiểm tra thẩm định ở các cấp;- Hồ sơ giao đất để quản lý
3Đăng ký biến động trừ trường hợp quy định tại các điểm 4, 5, 6 và 9 của bảng này– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Giấy chứng nhận đã cấp hoặc xác nhận thay đổi;- Hồ sơ thủ tục đăng ký biến động đã được kiểm tra đủ điều kiện quy định
4Đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đấtSổ địa chínhHồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
5Xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kềSổ địa chính– Hồ sơ về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;- Giấy chứng nhận đã xác nhận việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
6Đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đấtSổ địa chính– Giấy chứng nhận đã xác nhận đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp;- Hồ sơ thủ tục đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
7Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận (trừ trường hợp quy định tại điểm 8 của bảng này)Sổ địa chínhGiấy chứng nhận đã cấp lại;- Hồ sơ thủ tục đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận bị mất đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
8Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận do đo đạc lại, dồn điền đổi thửa– Sổ địa chính;- Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai– Giấy chứng nhận cấp đổi;- Hồ sơ thủ tục đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận bị mất đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
9Nhà nước thu hồi đất– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Giấy chứng nhận thu hồi hoặc đã chỉnh lý diện tích thu hồi;- Hồ sơ thu hồi đất
10Đính chính nội dung Giấy chứng nhậnSổ địa chính– Giấy chứng nhận đã được đính chính;- Biên bản kiểm tra xác định nội dung sai sót trên Giấy chứng nhận đã cấp
11Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất)– Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;- Sổ địa chính– Giấy chứng nhận đã cấp (nếu có);- Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp, quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp;- Hồ sơ thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã kiểm tra đủ điều kiện quy định
12Thay đổi mục đích sử dụng đất hiện trạng mà chưa đăng ký biến động theo quy địnhBản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai– Hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất hàng năm;- Tài liệu điều tra, kiểm kê đất đai đã được nghiệm thu công nhận
13Thay đổi thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính mà người sử dụng đất không cấp đổi Giấy chứng nhậnSổ địa chínhBản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai đã được kiểm tra nghiệm thu

Quy định về cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính thế nào?

Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính là nội dung được nhiều người quan tâm. Vậy những quy định về cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo pháp luật hiện hành được quy định dựa vào Căn cứ Điều 26 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính được thực hiện theo trình tự và thời gian như sau:

(1) Trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thường xuyên, kể cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động

* Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính số gắn với quá trình thực hiện thủ tục đăng ký theo trình tự:

– Cập nhật thông tin đăng ký và quét giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

– Cập nhật kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất và sổ mục kê đất đai đối với trường hợp phải đo đạc địa chính.

– Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ sau khi hoàn thành kiểm tra theo thẩm quyền.

– Cập nhật thông tin về thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất sau khi nhận được chứng từ nộp nghĩa vụ tài chính hoặc văn bản của cơ quan thẩm quyền về việc ghi nợ hoặc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Quét và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về Giấy chứng nhận đã ký cấp hoặc đã xác nhận thay đổi; trường hợp đăng ký lần đầu và không có nhu cầu hoặc không đủ điều kiện hoặc không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận thì nhập bổ sung thông tin theo quy định đối với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận.

– Kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý; trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập hoặc chỉnh lý.

* Nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định như sau:

– Trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu hoặc đăng ký biến động thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và sao Giấy chứng nhận để lưu trước khi trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.

– Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

– Trường hợp đăng ký đất đai lần đầu mà người sử dụng đất không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận, đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ theo thẩm quyền.

(2) Trường hợp thu hồi đất thì căn cứ vào hồ sơ thu hồi đất đã được thực hiện (đã bàn giao đất trên thực địa) để thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định sau:

– Chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính thửa đất và chỉnh lý sổ mục kê đất đối với trường hợp thu hồi một phần thửa đất theo diện tích đất đã bàn giao trên thực địa.

– Xác nhận việc thu hồi vào Giấy chứng nhận đã cấp để lưu; trường hợp thu hồi một phần thửa đất thì quét hoặc sao Giấy chứng nhận đã xác nhận thu hồi đất để lưu.

– Cập nhật, chỉnh lý sổ địa chính. Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì kiểm tra việc cập nhật thông tin; trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã chỉnh lý.

(3) Trường hợp được giao đất, cho thuê đất (kể cả thông qua đấu giá quyền sử dụng đất) thì cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi đã bàn giao đất trên thực địa theo trình tự:

– Kiểm tra, chỉnh lý bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính thửa đất và sổ mục kê đất đai cho thống nhất với hiện trạng bàn giao đất trên thực địa.

– Cập nhật thông tin đăng ký từ hồ sơ giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất đã thực hiện vào sổ địa chính.

– Quét hoặc sao và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về Giấy chứng nhận đã ký để lưu trước khi trao cho người được cấp.

– Kiểm tra việc cập nhật thông tin, trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã lập đối với nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

(4) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất thì thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính gắn với quá trình thực hiện thủ tục theo trình tự:

– Cập nhật thông tin về tình trạng mất Giấy chứng nhận vào sổ địa chính sau khi tiếp nhận đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận bị mất

– Quét hoặc sao và nhập bổ sung thông tin vào hồ sơ địa chính về quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất và cấp lại Giấy chứng nhận trước khi trao cho người được cấp.

– Kiểm tra việc cập nhật thông tin, trích xuất vào sổ địa chính và ký duyệt trang sổ địa chính đã chỉnh lý đối với nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

(5) Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính Giấy chứng nhận đã cấp

* Nơi đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính gắn với quá trình thực hiện thủ tục theo trình tự:

– Nhập thông tin đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận hoặc đính chính Giấy chứng nhận; quét Giấy chứng nhận đã cấp sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp chưa quét.

Nguyên tắc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính thế nào?

Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính cũng là câu hỏi thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm đến. Để có thể hiểu rõ về nguyên tắc lập, cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính được pháp luật quy định cụ thể, mời bạn tham khảo tại Điều 5 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

– Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

– Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm sự thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất. 

Quy định về cập nhật,chỉnh lý hồ sơ địa chính thế nào?

Cơ quan có trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính?

Việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy cụ thể ở đây thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định hiện nay? Nội dung trên chúng ta có thể tham khảo Theo quy định thì trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính sẽ bao gồm:

– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: Tổ chức thực hiện việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương;

– Văn phòng đăng ký đất đai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê khai đất đai; Tổ chức lập,cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngoài các tài liệu theo quy định; Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc dạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sử dụng;

– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc quyền giải quyết thủ tục đăng ký;

– Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) chủ trì tổ chức việc lập sổ địa chính, cung cấp tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (chính là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện); thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính theo quy định đối với các thửa đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính theo quy định đối với các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam; cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng;

– Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý theo quy định tại Thông tư này để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương. 

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tách sổ đỏ đất ở Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi nào?

Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất; Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất; Thay đổi diện tích thửa đất; Thay đổi mục đích sử dụng đất; Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất; Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp; Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia; Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình; Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính có thay đổi không?

Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính sẽ theo các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp, bản án của Tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến ranh giới, mục đích sử dụng đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;…

Hồ sơ đối với địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính gồm giấy tờ gì?

Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
– Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
– Sổ địa chính;
– Bản lưu Giấy chứng nhận.