Đất đai là một nguồn tài nguyên quý giá được tất cả người dân ví như “Tấc đất, tấc vàng”, đất để bảo vệ nguồn tài nguyên ấy pháp luật đã đặt ra những cơ chế cụ thể để người dân có thể tuân theo, chặt chẽ nhằm thống nhất quản lí. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân được hiểu là diện tích tối đa mà mỗi hộ gia đình, cá nhân họ có thể được quyền nhận chuyển nhượng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa
Để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình và cá nhân phải đáp ứng điều kiện sau:
Thứ nhất, Hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Điều 191 Luật Đất đai:
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất như người chuyển nhượng không đáp ứng các điều kiện để thực hiện quyền chuyển nhượng theo Điều 188 Luật đất đai (người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất đang có tranh chấp, quyền sử dụng đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng đất) mà thực hiện chuyển nhượng.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nơi có đất muốn nhận chuyển nhượng là đất nông nghiệp thuộc khu vực rừng phòng hộ, trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.
Thứ hai, Diện tích đất mà hộ đình, cá nhân nhận chuyển nhượng phải nằm trong hạn mức nhận chuyển nhượng đối với nhóm đất nông nghiệp do pháp luật quy định.
Lưu ý: Khi hộ gia đình, cá nhân muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ngoài những điều kiện trên còn cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 193 Luật đất đai.
Đó là:
- Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Và phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nước theo quy định của Chính phủ nếu đó là diện tích đất trồng lúa nước.
Hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa
Căn cứ Điều 130 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp như sau:
“Điều 130. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.
2. Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.”
Dẫn chiếu Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
“Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.”
Không rõ đất nông nghiệp của anh thuộc loại đất nông nghiệp nào nhưng anh có thể căn cứ vào các quy định trên để xác định hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của mình.
Theo quy định thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân theo Điều 129 Luật Đất đai nêu trên.
Những loại đất nông nghiệp
Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất nông nghiệp như sau:
“Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Theo đó, đất nông nghiệp hiện nay bao gồm những loại đất theo quy định pháp luật vừa nêu trên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa 2022
- Chủ thể nào không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
- Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hạn mức chuyển nhượng đất trồng lúa” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý hợp đồng cho thuê nhà đất …. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân muốn được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa thì phải thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định căn cứ để xác nhận cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
2. Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.
Như vậy trường hợp của anh là nông dân có sẵn đất nông nghiệp và đang trồng sầu riêng trên đất đó, đồng thời không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội thì được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Quy định pháp luật về điều kiện chuyển nhượng đất trồng lúa thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, phải được cấp giấy chứng nhận thửa đất đang sử dụng trồng lúa, trừ trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế và trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thứ hai, về điều kiện về thửa đất trồng lúa chuyển nhượng phải là đất không có tranh chấp; có quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và đất chuyển đổi phải nằm trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện quy định về chuyển nhượng cần có giấy chứng nhận, đất không tranh chấp trên thì người sử dụng đất khi thực hiện các quyền, chuyển nhượng còn phải có đủ điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 190 Luật đất đai năm 2013 là chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ. Xét đất chuyển nhượng có nằm trong trường hợp không được nhận hoặc được chuyển chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện.
– Thứ ba, việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
“…..2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.