Quy định đường liên thôn như thế nào năm 2023?

18/05/2023 | 15:24 289 lượt xem Trà Ly

Đương liên thôn là đường nối liền các thôn trong một địa phương tuy nhiên về việc thi công hay thiết kế vẫn phải tuân thủ quy định pháp luật. Khi thi công đường liên thôn, cơ quan duyệt dự án thi công và bên thi công cần nắm được quy định về đường liên thông để tránh xảy ra sai phạm khi tiến hành thi công đường. Bên cạnh đó, người dân trong khu vực làm đường liên thôn cần nắm được quy định này để bảo đảm lợi ích của khu dân cư. Vậy, Quy định đường liên thôn như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014
  • Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022

Đường liên thôn là gì?

Đường liên thôn hiểu theo cách đơn giản nghĩa là đường đường gia thông nông thôn nối liền các thôn trong một đơn vị cấp xã. Đường giao thông nông thôn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định như sau:

Đường giao thông nông thôn (GTNT) bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của các địa phương, xem Phụ lục A.

Theo đó, đường giao thông nông thôn được quy định bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của các địa phương, xem Phụ lục A.

Có thể hiểu, Đường liên thôn là con đường lối liền giữa các thôn trong một xã, nhờ đó mà giao thông giữa các thôn có thể được thuận tiện hơn, kéo theo cả sự thuận lợi giao thương, đi lại. Đường liên thôn là một trong những loại đường thuộc quy hoạch đường giao thông nông thôn, trong đó thứ bậc là đường cấp C.

Thiết kế tuyến đường giao thông nông thôn như thế nào?

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định về yêu cầu cơ bản của thiết kế tuyến đường như sau:

Các tuyến đường giao thông nông thôn sử dụng hợp lý địa hình, vận dụng chính xác các tiêu chuẩn của mặt cắt ngang, bình đồ và mặt cắt dọc để tiến hành thiết kế, khi điều kiện cho phép thì nên cố gắng sử dụng chỉ tiêu kỹ thuật cao.

Tuyến đường thiết kế cần phải duy trì cân bằng sinh thái, chú ý đến việc bảo vệ môi trường, chú ý phối hợp giữa các môi trường địa phương và cảnh quan, hạn chế việc giải phóng mặt bằng nhà ở và đất nông nghiệp, không xâm phạm phạm đến vi di tích lịch sử và gây thiệt hại đến hiện vật lịch sử của địa phương theo quy định hiện hành.

Khi đi qua các thị trấn và các khu định cư đông đúc, tuyến đường giao thông nông thôn nên đi ven mà không cắt qua, tạo thuận tiện cho dân nhưng tránh ùn tắc và tai nạn giao thông.

Yêu cầu khi thiết kế đường giao thông nông thôn?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 quy định yêu cầu chung khi thiết kế đường giao thông nông thôn không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn mà phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

– Đáp ứng được yêu cầu trước mắt và có xem xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;

– Phải xem xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo và tận dụng được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ thì phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho những công trình hoàn chỉnh sau này;

– Kết hợp chặt chẽ những mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến.

Hệ thống đường giao thông nông thôn được phân thành 4 cấp kỹ thuật A, B, C và D. Cấp A, B và C được áp dụng đối với đường có ô tô chạy qua. Lựa chọn cấp hạng kỹ thuật tuyến đường tùy thuộc vào lưu lượng xe thiết kế (Nn), xem Bảng 4. Cấp D được áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.

Ngoài 4 cấp kỹ thuật như quy định trong tiêu chuẩn này, chủ đầu tư có thể lựa chọn làm đường cấp VI, cấp V hoặc cấp IV trong TCVN 4054:2005 áp dụng cho những khu vực kinh tế phát triển hoặc có khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn (khu sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở tương đương). Căn cứ để lựa chọn áp dụng cho các cấp kỹ thuật trong TCVN 4054:2005 cho đường giao thông nông thôn dựa trên hai thông số cơ bản, đó là:

– Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ (xác định theo Điều 4.8);

– Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến (Tham khảo Phụ lục C).

Đối với khu vực đang trong quá trình đô thị hóa hoặc nằm trong quy hoạch đô thị hóa thì cần phải lựa chọn loại đường phố nội bộ (4-a) theo “Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế ” thay thế cho Tiêu chuẩn này.

Quy định đường liên thôn như thế nào năm 2023?

Quy định về mặt đường, tiêu chuẩn về độ dốc, đường cong, cấp hạng kỹ thuật của mặt đường giao thông nông thôn?

Đường giao thông nông thôn phải tuân thủ quy định về mặt đường, tiêu chuẩn về độ dốc, đường cong, cấp hạng kỹ thuật theo quy định. Khi thi công các tuyến đương giao thông nông thôn, bên thi công và bên giám sát thi công cần nắm được quy định về mặt đường, tiêu chuẩn về độ dốc, đường cong, cấp hạng kỹ thuật như thế nào? Căn cứ Mục 4 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt đường như sau:

“4.1. Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió…). Vì vậy, để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần thỏa mãn các điều kiện sau:

– Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.

– Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.

4.2. Độ dốc ngang mặt đường GTNT tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể. Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5%.

4.3. Cần phải bố trí rãnh xương cá trên phần lề đường để nước trong móng đường có thể thoát ra ngoài nhất là đối với loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước. Khoảng cách rãnh xương cá thường là 50 m được bố trí so le về hai phía dọc theo tuyến đường. Kích thước rãnh xương cá thường là hình thang có đáy lớn 50 cm quay vào phía trong, đáy nhỏ 30 cm quay ra phía ngoài và hướng theo chiều nước chảy, chiều sâu tới nền đường và phủ mặt phía trên bằng vật liệu kết cấu lề đường. Vật liệu làm rãnh xương cá dùng đá dăm cấp phối có kích thước từ 1,0 cm đến 4,0 cm.

4.4. Trong đường cong nếu phải mở rộng nền đường như quy định ở Điểm 5.3.4 TCVN 10380:2014 “Đường Giao thông nông thôn – Yêu cầu thiết kế” thì mặt đường cũng cần được mở rộng tương ứng và nên có độ dốc nghiêng về phía bụng.

4.5. Nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng đường như: đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải từ các mỏ đá, xỉ lò các loại, đá chẻ (đá lát), gạch lát, gạch vỡ, cuội sỏi, cát sỏi, đất đồi lẫn sỏi sạn (sỏi ong). Có thể kết hợp, phối trộn các loại vật liệu trên đây để cải thiện khả năng chịu lực, khả năng ổn định của lớp vật liệu mặt đường trước tác động của thiên nhiên.

4.6. Tùy theo cấp hạng kỹ thuật, điều kiện kinh tế cho phép nhất là đối với những khu vực kinh tế phát triển, có thể sử dụng mặt đường một hoặc nhiều lớp (bao gồm cả lớp móng) như là: mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa, đất tại chỗ gia cố vôi, xi măng găm đá láng nhựa, đá gia cố xi măng láng nhựa, bê tông xi măng đầm lăn, bê tông nhựa, bê tông xi măng. Khi áp dụng các loại kết cấu mặt đường này tuân thủ theo các quy định hiện hành.”

Như vậy, quy định về mặt đường, tiêu chuẩn về độ dốc, đường cong, cấp hạng kỹ thuật của mặt đường giao thông nông thôn được quy định như trên.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định đường liên thôn như thế nào năm 2023?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tải mẫu hợp đồng thuê nhà. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy định độ cứng hóa và bảo trì hăng năm đối với liên thông như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 Chương I Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về một số chỉ tiêu thuộc tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao như sau:
Hướng dẫn một số chỉ tiêu thuộc tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao
Tiêu chí về giao thông của xã nông thôn mới nâng cao được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Đạt các chỉ tiêu về giao thông của xã nông thôn mới;
– 100% đường thôn và đường liên thôn được cứng hóa và bảo trì hàng năm;
– Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp đáp ứng quy định tại Quyết định 318/QĐ-TTg;
– Các chỉ tiêu khác do UBND cấp tỉnh quy định nhưng phải đạt mức tối thiểu theo quy định tại Quyết định 318/QĐ-TTg.

Quy định công tác bảo trì đường giao thông nông thôn?

Căn cứ Mục 5 Chương I Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về hướng dẫn về công tác bảo trì đường giao thông nông thôn như sau:
“5. Hướng dẫn về công tác bảo trì đường giao thông nông thôn
Việc bảo trì đường GTNT được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng tại Điều 126 và các điều khoản khác có liên quan; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ trong đó tập trung tại Điều 2, Điều 5, Điều 30: quy định về trình tự bảo trì công trình xây dựng (CTXD), Điều 31: Quy trình bảo trì CTXD; Điều 32: Kế hoạch bảo trì CTXD; Điều 33: Thực hiện bảo trì CTXD; Điều 34: Quản lý chất lượng bảo trì CTXD; Điều 35 Chi phí bảo trì CTXD; trường hợp công trình cần đánh giá an toàn trong quá trình khai thác thì thực hiện theo các Điều 36, 37, 38, 39; đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết thời hạn sử dụng thì thực hiện theo các Điều 40, 41.”
Như vậy, việc bảo trì đường giao thông nông thôn được thực hiện theo quy định như trên.