Hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đang là vấn đề được quan tâm khi hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, hình thức đấu giá này vẫn còn xa lạ với nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất. Mời độc giả quan tâm theo dõi.
Luật Đấu giá tài sản năm 2016;
Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất
Đấu giá quyền sử dụng đất phải được thực hiện theo một nguyên tắc nhất định, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật này. Quy định nguyên tắc đấu giá dựa trên nguyên tắc hoạt động đấu giá nói chung và đặc điểm riêng của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất. Khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Tuân thủ quy định của pháp luật.
Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất
Không phải tất cả mọi trường hợp đều được tiến hành đấu giá, mà chỉ có những trường hợp cụ thể quy định tại điều 118 Luật đất đai 2013 mới đủ điều kiện tiến hành đấu giá:
“- Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
– Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
– Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
– Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
– Xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
– Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
– Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
– Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.”
Quy định trường hợp cụ thể để tiến hành đấu giá, vì có những trường hợp đất đã có những ưu đãi nhất định như không phải trả tiền sử dụng đất, đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất…thì sẽ không đủ điều kiện tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất.
Điều kiện để tổ chức thực hiện đấu giá
Các tổ chức đấu giá chỉ được tiến hành hoạt động đấu giá khi đã đủ các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định:
– Đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đất đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước;
– Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều kiện để đăng ký tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung về tham gia đấu giá tài sản đồng thời phải đáp ứng các điều kiện riêng về đấu giá quyền sử dụng đất. Cụ thể như sau:
Điều kiện chung:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Không phải là người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản hoặc của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;
– Không phải là người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác;
– Không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được nêu trong điều kiện trên.
Điều kiện riêng:
Tổ chức, cá nhân phải thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật. Khi được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư thì phải đảm bảo các điều kiện (vốn, kỹ thuật và khả năng tài chính). Cụ thể:
– Đối với tổ chức: đáp ứng các điều kiện về vốn và kỹ thuật
– Đối với hộ gia đình, cá nhân: đáp ứng các điều kiện về khả năng tài chính, trừ trường hợp đấu giá đất đã chia lô (thửa) làm nhà ở.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định một số điều kiện như:
– Một hộ gia đình chỉ được một cá nhân tham gia đấu giá;
– Một tổ chức chỉ được một đơn vị tham gia đấu giá;
– Có hai doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một Tổng công ty thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá. Tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi là người) trong nước thuộc đối tượng được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
Giá khởi điểm bao giờ cũng là điều được các chủ thể tham gia đấu giá quan tâm, liệu họ có đủ khả năng tài chính để tham gia hoạt động này hay không? Theo quy định tại Thông tư 02/2015/ TT-BTC đưa ra căn cứ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền hoặc phân cấp cho Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất theo thẩm quyền