Phân biệt: Khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể

05/06/2022 | 21:52 21 lượt xem Thanh Loan

Khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể do nhà nước quy định làm cơ sở xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với nhà nước. Vậy chính xác từng loại được áp dụng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách phân biệt: khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể

Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Khung giá đất là gì?

 Khung giá đất là các quy định của Chính phủ xác định giá đất từ tối thiểu đến tối đa cho từng loại đất.

Hiện nay, việc xây dựng khung giá đất sẽ cũng xác định theo từng loại đất thì thông thường việc quy định nội dung khung giá đất để quy định mức giá tối thiểu, tối đa đối với các loại đất sau đây:

Đối với những nhóm đất nông nghiệp thì bao gồm các khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Khung giá đất trồng cây lâu năm; Khung giá đất rừng sản xuất; Khung giá đất nuôi trồng thủy sản; Khung giá đất làm muối.

Đối với các nhóm đất phi nông nghiệp thì cũng có các khung giá đất như đất ở tại nông thôn; Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; Khung giá đất ở tại đô thị; Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;– Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.2. Khung giá đất được quy định theo các vùng kinh tế, loại đô thị sau đây: Vùng kinh tế gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, khi các cơ quan nhà nước quy định các khung giá đất nông nghiệp hoặc khung giá đất phi nông nghiệp tại nông thôn của mỗi vùng kinh tế đã được xác định theo 3 loại xã đồng bằng, các xã trung du, các xã miền núi.

Ở nước ta có các loại đô thị bao gồm các loại như sau: Đô thị loại đặc biệt, đô thi loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V. Do đó, việc quy định khung giá đất phi nông nghiệp tại các đô thị cũng được xác định theo vùng kinh tế và các loại đô thị để làm căn cư để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định bảng giá đất tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Bảng giá đất là gì?

 Bảng giá đất là tập hợp các mức giá đất cho mỗi loại đất do UBND cấp tỉnh ban hành trên cơ sở phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

Giá đất cụ thể là gì?

Giá đất cụ thể là giá đất theo mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, quyết định thu hồi đất và được UBND cấp tỉnh xây dựng

Phân biệt: Khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể
Phân biệt: Khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể

Phân biệt: Khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể

Tiêu chíKhung giá đấtBảng giá đấtGiá đất cụ thể
Căn cứ pháp lý– Điều 113 Luật Đất đai 2013 – Nghị định 44/2014/NĐ-CP  – Điều 114 Luật Đất đai 2013 – Nghị định 44/2014/NĐ-CP – Nghị định 01/2017/NĐ-CP– Điều 114 Luật Đất đai 2013 – Nghị định 44/2014/NĐ-CP – Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Cơ quan ban hànhChính phủUBND cấp tỉnh sau khi trình HĐND cùng cấp thông quaUBND cấp tỉnh
Thời hạn ban hànhXây dựng định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùngXây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ
Trường hợp áp dụng  Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để UBND cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại địa phương.  – Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
– Tính thuế sử dụng đất.
– Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
– Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
– Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất.
– Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
– Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm.
– Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Trường hợp thay đổi, điều chỉnhKhi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian >180 ngày.– Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc tối thiểu.
– Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian > 180 ngày.
– Hệ số điều chỉnh giá đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phân biệt: Khung giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Trình tự, thủ tục thực hiện xác định giá đất cụ thể?

– Xác định mục đích định giá đất cụ thể;
– Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường; áp dụng phương pháp định giá đất;
– Xây dựng phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thẩm định phương án giá đất;
– Hoàn thiện dự thảo phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất.

Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất?

Bước 1. Lập dự án xây dựng bảng giá đất, thành lập ban chỉ đạo xây dựng bảng giá đất.
Bước 2. Xác định các loại đất trong bảng giá đất khi xây dựng bảng giá đất.
Bước 3. Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất trên thị trường, kết hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, quản lý và sử dụng đất đai tác động đến giá đất khi xây dựng bảng giá đất.
Bước 5. Xây dựng bảng giá đất và tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất ở những khu vực giáp ranh.
Bước 6. Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất trong quá trình xây dựng bảng giá đất.
Bước 7. Thẩm định dự thảo bảng giá đất.
Bước 8. Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 9. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất.
Bước 10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành bảng giá đất.