Nhóm nợ xấu nào được vay mua nhà năm 2023?

20/03/2023 | 10:47 219 lượt xem Hương Giang

Khi có các khoản vay tại ngân hàng mà cá nhân, tổ chức không trả đúng thời gian như quy ước thì khoản nợ này có khả năng sẽ trở thành nợ quá hạn. Cá nhân, tổ chức khi có nhóm nợ quá hạn sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng vay vốn lần tiếp theo vì uy tín trong lần nợ quá hạn đã bị ảnh hưởng xấu. Hay nói cách khác, khi khách hàng có lịch sử giao dịch tín dụng thuộc nhóm nợ xấu thì gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn ngân hàng để mua nhà đất. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện nay, Nhóm nợ xấu nào được vay mua nhà? Nhóm nợ nào được xem là nợ xấu ngân hàng? Chồng nợ xấu vợ có vay mua nhà được không? Sau đây, Tư vấn luật đất đai sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi nêu trên và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Những người bị xác định là nợ xấu sẽ liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Cách xác định nợ xấu hiện nay thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Vậy Nhóm nợ xấu nào được vay mua nhà?

Nhóm nợ nào được xem là nợ xấu ngân hàng?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, có quy định.

8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Và tại Điều 10 Thông tư có quy định về các nhóm nợ như sau:

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • (i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • (ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • (iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • (iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
  • – Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
  • – Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
  • – Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);
  • (v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
  • (vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • (vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • (viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

  • (i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • (ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • (iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • (iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • (v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
  • (vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • (vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • (viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • (i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • (ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • (iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • (iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  • (v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • (vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
  • (vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • (viii) Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
  • (ix) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • (x) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Nhóm nợ xấu nào được vay mua nhà?

Để được ngân hàng xét duyệt khoản vay, khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau:

  • Công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại Việt Nam
  • Tuổi từ 18 trở lên và không quá 65 tuổi (tùy từng ngân hàng sẽ có độ tuổi quy định khác nhau)
  • Chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng của cả 02 vợ chồng (nếu đã lập gia đình) bằng các hồ sơ tương ứng với thu nhập như (lương, hộ kinh doanh, bất động sản cho thuê…)
  • Nếu vay trả góp căn hộ thì căn hộ thế chấp phải thuộc ngân hàng có liên kết hoặc hợp tác với chủ đầu tư dự án
  • Người mua cần có ít nhất 30% giá trị bất động sản (tùy theo dự án quy định)
  • Lịch sử tín dụng (CIC) trong vòng 12 tháng gần nhất không phát sinh nợ xấu nhóm 2 và 5 năm gần nhất không phát sinh nợ xấu nhóm 3,4,5.

Như vậy, câu trả lời cho vấn đề nợ xấu có được vay mua nhà không là không nếu bạn phát sinh nợ xấu trong 60 tháng gần nhất. Khi bạn bị nợ xấu trên hệ thống thì ngân hàng rất khó cho bạn vay mua nhà. Tuy nhiên, vẫn còn một vài trường hợp Ngân hàng vẫn có thể cho qua như:

  • Những khoản nợ với số tiền nhỏ như dưới 50 triệu thì có thể xem xét cho vay mua nhà
  • Có đơn xác nhận của ngân hàng cho vay là do lỗi nhân viên, lỗi hệ thống,…
  • Đã thanh toán hết số tiền nợ xấu trước khi làm hồ sơ vay mua nhà đất

Điều kiện để được vay ngân hàng mua nhà

Khách hàng vay ngân hàng mua nhà cần phải đảm bảo được những điều kiện dưới đây:

  • Sổ hộ khẩu/KT3/giấy tạm trú của người vay và bên bảo lãnh (nếu có);
  • Chứng minh nhân dân của 2 vợ chồng và bên bảo lãnh (nếu có);
  • Giấy đăng ký kết hôn (hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và văn bản liên quan kèm theo nếu có) và bên bảo lãnh (nếu có).
  • Giấy tờ chứng minh thư/thẻ căn cước
  • Hợp đồng lao động, bảng sao kê bảng lương đối với người làm công ăn lương. Đối với trường hợp có thu nhập từ hoa hồng thì bảng lương ít nhất là 06 tháng
  • Các loại giấy tờ khác như hợp đồng cho thuê nhà, giấy biên nhận tiền cho thuê…đối với doanh nghiệp.
  • Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế đối với chủ doanh nghiệp
  • Báo cáo tài chính
  • Đối với chủ hộ kinh doanh cá thể cần phải có hóa đơn bán lẻ, sổ sách ghi chép bán hàng

Trước khi thực hiện các khoản vay mua nhà chung cư trả góp, khách hàng sẽ được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ. Việc tìm hiểu những thủ tục, điều kiện vay ngân hàng khi mua nhà đất kĩ lưỡng sẽ tránh được những thiệt hại ngoài ý muốn.

Chồng nợ xấu vợ có vay mua nhà được không?

Chỉ cần chồng nợ xấu thì việc vợ vay mua nhà sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bởi khi cho vay, những công ty tài chính, ngân hàng sẽ kiểm tra các vấn đề sau:

  • Hộ khẩu gia đình
  • Những người thân trong hộ khẩu có bị nợ xấu hay không. Khi phát hiện người thân của bạn bị nợ xấu thì ngân hàng sẽ khó cho bạn vay vốn.

Tuy nhiên, nếu mức lương của bạn hoặc người thân cao thì có thể được xem xét vay. Nếu bạn có sổ đỏ và muốn vay thế chấp nợ xấu thì dù cả 2 vợ chồng bị nợ xấu đều có thể vay được. 

Nhóm nợ xấu nào được vay mua nhà
Nhóm nợ xấu nào được vay mua nhà

Khi nào thì cá nhân được xóa nợ xấu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định rằng ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.

Theo đó, khi có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán thì không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.

Đối với trường hợp các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng không trả có sao không?

Trường hợp không có khả năng trả nợ xấu ngân hàng

Trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Theo đó, nếu người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự.

Trường hợp có khả năng trả nợ xấu ngân hàng nhưng cố tình không trả

Nếu có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, nếu trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng, người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng hơn là phạt tù có thời hạn đến 20 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nhóm nợ xấu nào được vay mua nhà?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến lệ phí làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Tuỳ vào quy định riêng của mỗi đơn vị cho vay cũng như đặc điểm khoản vay của mỗi khách hàng mà thời gian khởi kiện các khoản nợ quá hạn là khác nhau. Khi khoản nợ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu thì các ngân hàng có quyền đâm đơn kiện ra tòa theo quy định.Theo quy định của Bộ luật hình sự, thời gian trả nợ là trong vòng 36 tháng. Nếu sau 36 tháng, khách hàng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng bắt đầu chuẩn bị hồ sơ và kiện ra toà án để xử lý. Tòa án sẽ xem xét và có những biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ.
Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị tài chính đều có những giải pháp để hỗ trợ khách hàng, giúp khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Trong một số hợp đồng, người đi vay vẫn có thể đàm phán với khách hàng để gia hạn thời gian vay vốn. Bởi vậy, trường hợp bạn chưa có khả năng thanh toán khoản vay của mình, bạn có thể liên hệ với bên cho vay để có những phương án xử lý phù hợp nhất, tránh thiệt hại cho cả hai bên.

Ngân hàng có thể khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm trước pháp luật khi nợ quá hạn không?

Theo nội dung của Hợp đồng cho vay, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) của hai bên thì Ngân hàng sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân tại địa phương để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự về số nợ quá hạn của khách hàng. Trong trường hợp nhận ra các dấu hiệu hình sự rõ ràng, Ngân hàng có thể tiến hành khởi tố vụ án hình sự để giải quyết vấn đề.

Lịch sử nợ xấu cá nhân bao lâu thì được xóa?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN , thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng vay được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ thời điểm phát sinh cuối cùng. Thời gian để được xóa lịch sử nợ xấu sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu khác nhau.