Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất như thế nào?

19/10/2022 | 10:44 22 lượt xem Vân Anh

Xin chào luật sư, tôi có một sự việc muốn nhận được tư vấn của luật sư. Sự việc như sau: ông tôi mất để lại di chúc là cho tôi một mảnh đất. Mới đây, do có việc cần dùng nên tôi muốn sang tên mảnh đất đó cho tôi để bán mảnh đất đó đi. Luật sư cho tôi hỏi Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất như thế nào?

Chào bạn, Tư vấn đất đai rất vui khi nhận được câu hỏi của bạn. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé

Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Có thể sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Trường hợp người mất có để lại di chúc về việc kế thừa tài sản và di chúc đó được coi là hợp pháp thì người thừa kế được ghi nhận trong di chúc sẽ có quyền tuyệt đối để thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức nhận thừa kế theo di chúc.

Nếu trong di chúc có nhiều đồng thừa kế thì phải xin chữ ký xác nhận của những người đồng thừa kế khác để họ đồng ý chuyển nhượng hoặc ủy quyền cho một người đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu trong trường hợp người mất không để lại di chúc hoặc di chúc người mất để lại không hợp pháp thì phần di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo hàng thừa kế căn cứ theo quy định tại điều 651 bộ luật dân sự 2015.

Khi người thừa kế được kế thừa quyền sử dụng đất ngoài việc phải tuân đủ điều kiện về thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2015 thì còn phải tuân thủ quy định về điều kiện và trình tự thủ tục theo từng loại đất theo quy định tại Luật đất đai 2013

Ngoài ra, nếu trong trường hợp người kế thừa không thuộc đối tượng được sở hữu nhà thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất nhưng sẽ có quyền được chuyển nhượng hoặc tặng quyền kế thừa sử dụng đất theo quy định sau:

” Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính”.

Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất như thế nào
Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất như thế nào?

Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất như thế nào?

Trường hợp có di chúc

Cần khai nhận di sản

Cụ thể cần thực hiện theo các bước thực hiện như sau:

Khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ cần chuẩn bị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:

  • Các giấy tờ liên quan quyền sở hữu di sản của người mất
  • Giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CMND, hộ khẩu)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (khai sinh)

Khi làm thủ tục khai nhận bắt buộc phải có những người nhận thừa kế có mặt ký tên, trường hợp người nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại.

– Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất:

– Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

– Hồ sơ gồm: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; sổ đỏ; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu.

Trường hợp 2: Không có di chúc

không để lại di chúc thì theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 thì di sản để lại sẽ chia theo pháp luật, theo đó:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại…..

Mức thu phí, lệ phí theo Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên thì công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được tính trên giá trị di sản. Cụ thể:

TTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịchMức thu(đồng/trường hợp)
1Dưới 50 triệu đồng50 nghìn
2Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng100 nghìn
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8Trên 100 tỷ đồng32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp

Mức thu phí đối với chứng thực được quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC về phí chứng thực:

Mức thu phí chứng thực quy định như sau:

SttNội dung thuMức thu
1Phí chứng thực bản sao từ bản chính2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
2Phí chứng thực chữ ký10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
3Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:
aChứng thực hợp đồng, giao dịch50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
bChứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
cSửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Như vậy, tùy vào giá trị tài sản mà bạn được hưởng, bạn sẽ phải nộp các mức phí tương ứng cho việc công chứng hoặc chứng thực.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ngắn gọn, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; giá thu hồi đất… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?

Vay thế chấp là hình thức vay yêu cầu khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp đồng thời có đầy đủ sức khỏe, công việc, thu nhập… để đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Tại câu hỏi này, người sở hữu tài sản đã không còn. Vì thế không thể chứng minh tài sản và cũng không thể mang sổ đỏ đi thế chấp cho ngân hàng.
Trường hợp sổ đỏ đứng tên người đã mất sẽ không vay được vốn ngân hàng. Nguyên nhân là vì người đã mất thì không thể ký xác nhận vay vốn. Tài sản mang ra thế chấp cũng không phải của bạn. Nên bạn không có quyền ủy quyền cho ngân hàng xử lý tài sản trong suốt thời gian vay. Và ngân hàng cũng không thể truy cứu trách nhiệm cho người đã mất. Vì vậy khi người đứng tên sổ đỏ đã bị mất thì khách hàng cần làm các thủ tục sang tên sổ đỏ cho người thừa kế thì mới được phép vay vốn ngân hàng.

Tiến hành khai nhận di sản thừa kế của người đã mất ở đâu?

Sau khi người có tài sản chết, những người có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người chết và tiến hành mở thừa kế.
Địa điểm mở thừa kế là nơi làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, là nơi Tòa án có thẩm quyền sẽ quyết định việc thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, nơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các quyền và lợi ích của những người liên quan đến di sản thừa kế. Địa điểm mở thừa kế được quy định tại Khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015.
Căn cứ vào Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có di sản