Nhà ở xã hội có cho thuê lại được không?

16/08/2022 | 09:09 20 lượt xem Thanh Loan

Hiện nay, hình thức nhà ở xã hội đã không còn xã lạ gì đối với mọi người. Nhà ở xã hội thuộc sở hữu và chịu sự quả lý của nhà nước. Nhiều người muốn biết là nhà ở xã hội có cho thuê lại được không? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu các quy định liên quan đến việc cho thuê nhà ở xã hội.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014 

Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước

Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại Điều 56 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở, theo đó:

  • Việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải tuân thủ các quy định tại Điều 64 và Mục 2 Chương VI của Luật Nhà ở, Điều 38 của Nghị định này.
  • Người thuê nhà ở xã hội được miễn, giảm tiền thuê nhà ở như trường hợp thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 59 của Nghị định này. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê mua, mua nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư thì sau khi thanh toán đủ tiền thuê mua, mua nhà ở theo hợp đồng và được cấp Giấy chứng nhận thì được thực hiện các quyền và có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
  • Việc quản lý vận hành nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở thực hiện. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm theo dõi, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này.

Đối với địa phương chưa có đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở đáp ứng yêu cầu, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở thì Sở Xây dựng được tổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xây dựng để tổ chức quản lý vận hành và thuê các dịch vụ quản lý vận hành nhà ở; chi phí thực hiện quản lý vận hành nhà ở được sử dụng từ tiền cho thuê nhà ở này và hỗ trợ từ ngân sách của địa phương.

Nhà ở xã hội có cho thuê lại được không?
Nhà ở xã hội có cho thuê lại được không?

Quy định về đối tượng và điều kiện thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?

Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở, theo đó:

1. Người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở.

Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở (sau đây gọi chung là sinh viên) thì chỉ được thuê nhà ở trong thời gian học tập. Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên.

2. Trường hợp thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật Nhà ở; trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người.

Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

3. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này và phải thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng 20% giá trị của nhà ở thuê mua; nếu người thuê mua đồng ý thì có thể thanh toán lần đầu số tiền bằng 50% giá trị của nhà ở thuê mua.

Nhà ở xã hội có cho thuê lại được không?

Căn cứ Điều 62 Luật Nhà ở 2015 quy định về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội như sau:

– Việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

– Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

– Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

– Mọi trường hợp cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội không đúng quy định của Luật này thì hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở không có giá trị pháp lý và bên thuê, thuê mua, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.

Việc xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự; việc xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 135 của Luật này.

Bên cho thuê có quyền lấy lại nhà khi bên thuê chậm thanh toán không?

Căn cứ Điều 132 Luật nhà ở 2014 quy định bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 30 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây:

– Thanh toán tiền thuê nhà, công trình xây dựng chậm 03 tháng trở lên so với thời điểm thanh toán tiền đã ghi trong hợp đồng mà không được sự chấp thuận của bên cho thuê;

Lưu ý: Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Nhà ở xã hội có cho thuê lại được không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi bán lại nhà ở xã hội có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 139/2016/TT/BTC quy định việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội, cụ thể như sau:
Việc nộp tiền sử dụng đất của người mua, thuê mua nhà ở xã hội khi được phép bán lại nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thực hiện như sau:
Trường hợp bán nhà ở xã hội là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó.
Trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất.

Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước?

Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại Điều 53 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở, theo đó:
Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
b) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này;
c) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
Bộ Xây dựng quy định cụ thể mẫu đơn đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hướng dẫn cụ thể giấy tờ xác định thực trạng nhà ở, giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú, điều kiện thu nhập quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Bao lâu thì được chuyển nhượng lại cho người khác với nhà ở xã hội?

Tại Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội, cụ thể như sau:
4. Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Theo Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội:
5. Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.