Hiện nay, giới hạn số tầng có thể xây dựng đang là vấn đề đáng lo ngại trong quá trình xây dựng. Chiều cao tối đa của công trình được tính từ mặt đất nơi đặt công trình theo đồ án được duyệt đến điểm cao nhất của công trình, kể cả phần mái hoặc mái dốc. Đối với công trình có nhiều cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao công trình tính từ mặt đất thấp nhất được tính theo đồ án đã được phê duyệt. Do đó có những quy định về số tầng dùng để xây nhà. Vậy nhà 20m2 được xây mấy tầng? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu nhé
Cách xác định số tầng nhà
Để tiết kiệm được diện tích đất ở thì một trong những biện pháp hữu hiệu hơn cả đó là xây nhà tầng. Vừa tăng diện tích sử dụng mà còn góp phần tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nhưng không phải thích xây nhà bao nhiêu tầng cũng được mà phải tuân theo quy định.
Chiều cao tối đa của công trình được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình bao gồm kể cả mái tum hoặc mái dốc. Trường hợp đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao công trình tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.
Theo căn cứ tại Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định như sau:
Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái. Trong đó:
Tầng tum chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), đồng thời có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái thì tầng tum sẽ không được tính vào số tầng cao của công trình.
Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì số tầng nhà tính theo cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.
Các trường hợp mà tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình, bao gồm:
– Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác: tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới, đảm bảo chỉ cho phép một tầng lửng không tính vào số tầng cao của tòa nhà;
– Đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp: khi tầng lửng chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật thì duy nhất 01 tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình, đảm bảo diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2;
– Đối với trường hợp là các công trình khác: tầng lửng với mục đích chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật, có diện tích sàn không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới.
Quy chuẩn về chiều cao xây dựng công trình
Tiêu chuẩn quy định các giới hạn của các chỉ tiêu kỹ thuật và yêu cầu quản lý phải tuân thủ trong quá trình lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án, tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý các hoạt động phát triển. Nó được phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt và là cơ sở cho sự phát triển quốc gia và các tiêu chuẩn địa phương trong thiết kế xây dựng.
Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân theo loại đô thị (m2/ người) được quy định như sau:
TT | Loại đô thị | Đất đơn vị ở (m2/ người) |
1 | I – II | 15 – 28 |
2 | III – IV | 28 – 45 |
3 | V | 45 – 55 |
Một trong những yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình khi xây dựng được quy định cụ thể.
Nhà 20m2 được xây mấy tầng?
Tại nông thôn đất đai rộng rãi việc diện tích xây nhà trở nên dễ dàng hơn, nhưng ở thành phố đất chật người đông thì với diện tích nhỏ thì không thể đủ diện tích sinh hoạt nên biên pháp bắt buộc phải xây tầng.
Theo quy chuẩn xây dựng, một thửa đất ở phải rộng tối thiểu là 40m2. Với nhiều nơi như nông thôn thì đáp ứng con số này là chuyện quá đơn giản. Song với các thành phố lớn, đặc biệt là TPHCM – một đô thị cũ, đông dân, đang trong giai đoạn chỉnh trang – lại là vấn đề nan giải.
Ở những quận trung tâm như 1, 3, 5, 11, Bình Thạnh…, số lượng nhà dưới 40m2 rất nhiều và ngày càng tăng theo thời gian sau các dự án mở đường, mở hẻm, chỉnh trang đô thị. Riêng quận 11 có hơn 50% tổng số nhà trên địa bàn với khoảng 45.000 căn.
Theo Quyết định 39/CP của Chính phủ, những căn nhà có diện tích từ 15m2 đến dưới 40m2 chỉ được xây dựng 2 tầng. UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã cụ thể hơn với Quyết định 207. Theo đó, 2 tầng là gồm 1 trệt + 1 lầu, với chiều cao tối đa 7m. Trên thực tế thì mỗi quận “linh hoạt” theo mỗi cách khác nhau, có quận cho phép xây 2 tầng, nhưng có quận cho xây đến 4 tầng.
Đối với những trường hợp “khó”, UBND các quận, huyện chọn cách xin ý kiến trực tiếp của UBNDTP. Đơn cử trường hợp những căn nhà mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3. Tuy có diện tích dưới 40m2 nhưng vẫn được cấp phép xây dựng cao đến 4 tầng. Ông Phan Thế Huy, Phó phòng Quản lý đô thị quận 3 giải thích: Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã có thiết kế đô thị. Những căn nhà mặt tiền ở đây tuy có diện tích nhỏ hơn 40m2 nhưng nằm trong dãy phố có tầng cao 4, 5 tầng nên được UBNDTP và Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận cho xây 4 tầng để phù hợp với tổng thể kiến trúc của dãy phố.
Tương tự như vậy, tại một số phường của quận Phú Nhuận, nhà có diện tích từ 15m2 đến dưới 40m2 nhưng có các cạnh từ 3,3 m trở lên vẫn được cấp phép xây 3 tầng. Trong khi đó ở một số quận như Bình Thạnh, quận 6, với diện tích đó thì chỉ được cấp phép 2 tầng. Ở quận 11, được xây đến 3, 4 tầng với điều kiện là phải hợp khối với những nhà kế cận.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nhà 20m2 được xây mấy tầng?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp luật như tư vấn soạn thảo mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất . Hãy liên hệ tới chúng tôi để giải quyết vấn đề của bạn: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 12 Luật xây dựng năm 2014 quy định cá nhân, hộ gia đình xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp là hành vi vi phạm.
Đối với trường hợp xây dựng nhà được cấp giấy phép xây dựng quy định số tầng bao nhiêu, xây dựng sai số tầng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 4, Khoản 6 Điều 16:
Trường hợp xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền 30 triệu đến 40 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền 50 triệu đến 70 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
– Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ban hành quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
– Trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp phép xây dựng có thời hạn được phép xây dựng tối đa bốn tầng nổi, không xây dựng tầng lửng, tầng hầm hoặc bán hầm; chiều cao công trình tính đến mái tầng 4 không quá 15m.
Trên mái có thể có tum thang chức năng của tum thang dùng để sử dụng bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao tối đa không quá 3m).
– Trường hợp đối với công trình sửa chữa, cải tạo đảm bảo không được vượt quá quy mô trong trường hợp xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng mới.