Người sử dụng đất không có quyền nào?

31/05/2023 | 15:26 8 lượt xem SEO Tài

Quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của của công dân. Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng đất cho công dân dưới các hình thức cụ thể như giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất,…  Bên cạnh đó, nhà nước còn quy định rõ ràng, cụ thể về các quyền và nghĩa cụ của người sử dụng đất. Thực tế cho thấy rằng, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất cần phải dựa trên sự thống nhất trong các văn bản pháp luật có mối quan hệ với nhau. Việc nắm vững, hiểu rõ về các quy định của pháp luật sẽ giúp người sử dụng đất bảo vệ quyền và lợi ích của mình, cũng như hạn chế các hành vi vi phạm. Vậy người sử dụng đất không có quyền nào? Bài viết sau đây của Tư vấn luật đất đai sẽ cung cấp câu trả lời chi tiết cho bạn cùng với đó là cung cấp những thông tin thú vị cho bạn để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Ai là người có quyền sử dụng đất?

Nhắc đến người sử dụng đất, hầu hết đều cho rằng đây là các cá nhân đang trực tiếp khai thác, sử dụng một phần đất trên thực tế. Tuy nhiên, cách hiểu này là chưa đủ, chưa phản ánh được bản chất, địa vị pháp lý của người sử dụng đất một cách toàn diện.

Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất gồm những đối tượng sau:

– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Hộ gia đình, cá nhân trong nước (thường gọi là hộ gia đình, cá nhân); đây là người sử dụng đất chủ yếu, phổ biến nhất hiện nay.

– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.

– Cơ sở tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Những bảo đảm cho người sử dụng đất

Chính sách của Đảng và Nhà nước ta khi giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân… (gọi chung là người sử dụng đất) là để sử dụng ổn định, lâu dài nhằm làm cho người sử dụng đất yên tâm, gắn bó với đất đai và tạo điều kiện khuyến khích họ đầu tư, bồi bổ, cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được thể chế hoá trong Luật đất đai cũ và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Thực tiễn sử dụng đất trong hơn 20 năm qua ở nước ta đã chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của chính sách này.

Kế thừa và phát huy quy định của Luật đất đai trước đây, Luật đất đai năm 2013 đã khẳng định sự nhất quán trong chính sách giao đất, cho thuê đất sử dụng ổn định, lâu dài của Nhà nước ta thông qua việc đề cập những bảo đảm cho người sử dụng đất, bao gồm:

– Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất;

– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;

– Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;

– Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo

– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn và vô cùng quý giá nên việc sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ vì lợi ích trước mắt của chính người sử dụng đất mà còn vì lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai. Hơn nữa, đất đai còn là một thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống nên thực hiện tốt nguyên tắc này còn góp phần thiết thực vào việc bảo vệ môi trường sống của con người.

– Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của minh trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

So với quy định trước đây của Luật đất đai cũ thì có một số nội dung đã được bổ sung tại Luật đất đai 2013. Tuy nhiên, đây không phải là các nội dung mới, bởi lẽ các nội dung này đều đã được Nhà nước thực hiện trên thực tế. Việc bổ sung chỉ hướng tới việc làm rõ trách nhiệm của Nhà nước cũng như bảo đảm những quyền lợi chính đáng của người dân. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh quyền lợi cho người bị thu hồi đất ở nhiều nơi còn chưa được quan tâm một cách đúng mức như hiện nay.

Theo quy định trên, thì Nhà nước sẽ ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục và đang trực tiếp quản lý sử dụng đất.

Người sử dụng đất không có quyền nào?

Người sử dụng đất không có quyền nào?

Có thể thấy người sử dụng đất gồm nhiều đối tượng khác nhau, trong đó hộ gia đình, cá nhân là đối tượng phổ biến nhất. Người sử dụng đất hợp pháp là người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau: Giao, cho thuê, công nhận quyền hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất không có quyền gì là vấn đề được hầu hết người dân quan tâm.

Theo Điều 166 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất hợp pháp sẽ có những quyền như sau:

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án hoặc giải quyết tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh.

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Như vậy, ngoài các quyền trên, người sử dụng đất không có thêm bất cứ quyền nào.

Nghĩa vụ của người sử dụng đất

Bên cạnh quy định người sử dụng đất là gì và người sử dụng đất có quyền gì, cần lưu ý những nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nghĩa vụ của một chủ thể được xác định dựa trên việc hướng đến đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác, bao gồm cả Nhà nước, xã hội và những người sử dụng đất khác.

Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:

– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất.

– Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định.

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, khi sử dụng đất, người dân có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất, gồm:

  • Thuế sử dụng đất;
  • Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất.
  • Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê.
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, trừ trường hợp được miễn.
  • Lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận.

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

– Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

– Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

– Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Thời điểm thực hiện quyền của người sử dụng đất không có Sổ đỏ

Trường hợp 1: Thời điểm chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nhận thừa kế nhưng đất đó chưa được cấp Giấy chứng nhận

Nếu nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà không có Giấy chứng nhận (người để lại di sản chưa được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất lần đầu) thì thời điểm được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đó là khi có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định, nếu còn nợ tiền thì phải nộp trước khi chuyển nhượng, tặng cho.

Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định rõ về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.”.

Lưu ý: Mặc dù pháp luật quy định rõ khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất chỉ cần có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất là sẽ có quyền chuyển nhượng, tặng cho,… nhưng khó thực hiện trên thực tế.

Trường hợp 2: Thời điểm thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất khi không có Giấy chứng nhận (bản chất là có Giấy chứng nhận nhưng đứng tên người chết) vì tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

Riêng đối với trường hợp này thì thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng người thừa kế không được đứng tên (không có Giấy chứng nhận đứng tên mình) thì thời điểm được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho là thời điểm người để lại di sản chết.

Mặc dù người thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất (không được đứng tên) nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau:

– Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Nếu tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 (người nhận tặng cho phải là hộ gia đình, cá nhân cá nhân trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam,…) và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho.

– Trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người sử dụng đất không có quyền nào?“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline: 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nhà nước thực hiện việc quản lý đất đai như thế nào?

Nhà nước quản lí thống nhất về đất đai, nội dụng quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
g) Thống kê, kiểm kê đất đai;
h) Quản lý tài chính về đất đai;
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.

Quy định về thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất như thế nào?

Điều 128 Luật đất đai 2013 quy định về thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
“Điều 128. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất
1. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.
2. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài”.

Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện như thế nào?

Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể tại Điều 46, như sau:
“Điều 46. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
” a) Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;
c) Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình;
d) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.
2. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung quy hoạch sử dụng đất. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của nội dung kế hoạch sử dụng đất.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.”

Việc sử dụng đất có phải tuân theo những nguyên tắc nào không?

Theo quy định tại Điều 6 Luật đất đai 2013, việc sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.