Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở?

27/08/2022 | 16:17 8 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay tôi có thuê một khu chung cư ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Do ở cũng khá lâu nên tôi có thuê người đến sơn lại nhà. Hôm qua khi chủ nhà đến thu tiền thì họ nói nặng nói nhẹ với tôi, cho rằng tôi làm như vật là sai vì chưa hỏi ý kiến của họ. Tôi cũng đã cố giải thích nhưng họ không chịu, tỏ ra hằn học với tôi. Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở? Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Luật sư tư vấn luật đất đai xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Người quản lý tài sản là những ai theo quy định?

Quản lý tài sản là trông coi và giữ gìn tài sản, bảo đảm cho tài sản không bị mất mát, hao hụt trừ những hao mòn tự nhiên.

Người quản lý tài sản là người được giao quản lý tài sản theo quy định của nhà nước, theo hợp đồng hoặc do ủy quyền.

Các trường hợp quản lý tài sản phổ biến như

  • Quản lý tài sản của người mất tích
  • Quản lý tài sản của người được tuyên bố là đã chết
  • Quản lý tài sản của người được giám hộ
  • Quản lý di sản thừa kế
  • Quản lý tài sản theo hợp đồng thuê, cho thuê, cho mượn, hưởng dụng
  • Quản lý tài sản theo hợp đồng ủy quyền

Tùy thuộc từng trường hợp mà người quản lý tài sản sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng. Phạm vi quyền lợi sẽ do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận.

Ví dụ như ủy quyền quản lý nhà ở. Phạm vi quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền quản lý nhà sẽ được quy định trong hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

Hoặc trường hợp thuê nhà, thì bên thuê sẽ là người quản lý đối với ngôi nhà đó. Nhà nước chỉ định người quản lý đối với tài sản của người bị tuyên bố mất tích,…. Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở thế nào? hãy cùng tìm hiểu nhé

Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở?
Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở?

Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở?

Điều 91 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

“Điều 91. Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung

1. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo được chia đều cho các chủ sở hữu. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý.

2. Kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung được phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này.”

Về việc cải tạo nhà ở, Điều 87 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định như sau:

“1. Chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý.

2. Việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp pháp luật quy định phải lập dự án để cải tạo nhà ở thì phải thực hiện theo dự án được phê duyệt. Đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc cải tạo nhà ở còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

3. Đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì việc cải tạo còn phải tuân theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, quản lý di sản văn hóa; trường hợp pháp luật có quy định phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi cải tạo thì chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện theo văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

4. Đối với nhà biệt thự cũ thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật này thì còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của nhà biệt thự;

b) Không được phá dỡ nếu chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của nhà biệt thự cũ;

c) Không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài nhà biệt thự.”

Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở? Như vậy nếu muốn cải tạo nhà ở thì cần có sự đồng ý của người sở hữu theo quy định.

Bảo trì cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu chung thế nào?

Đầu tiên chúng ta nên hiểu bản chất của nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hay có thể còn được gọi là sở hữu chính phủ và sở hữu công cộng, là quyền sở hữu đối với loại tài sản đó là nhà ở. Còn sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với khối tài sản như là nhà ở. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc Sở hữu chung là tài sản chung. Những người có quyển sở hữu chung được gọi là các đồng sở hữu chủ. Nhà ở có thể thuộc sở hữu của cá nhân, nhưng cũng có thể thuộc sở hữu chung hay thuộc sở hữu của nhà nước. Kể cả  là nhà ở thuộc sở hữu chung hay riêng hay thuộc sở hữu nhà nước thì khi có hư hỏng cần được cải tạo thì đều có thể tiến hành cải tạo, sửa chữa.

Chúng ta có thể hiểu bảo trì nhà ở là việc duy tu hay có thể là bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở đảm bảo an toàn cho người sinh sống và khu vực nhà ở đó. Căn cứ dựa trên khoản 10, Điều 3, Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 (sau đây gọi tắt là Luật Nhà ở năm 2014) quy định cải tạo nhà ở là việc nâng cấp chất lượng , mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có. Điều 87, Luật nhà ở năm 2014 quy định chi tiết hơn về việc cải tạo nhà ở theo quy định thì chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình và người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý.

Điều kiện để bàn giao căn hộ hiện nay ra sao?

Căn hộ đủ điều kiện để bán và bàn giao cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện; bao gồm:

+ Căn hộ đã được nghiệm thu và được đảm bảo vận hành an toàn theo như đúng quy định

+ Căn hộ chung cư đã hoàn thành xong toàn bộ hạng mục xây dựng nhà ở cùng với các công trình khác theo đúng tiến độ của dự án.

+ Căn hộ có đầy đủ hồ sơ bàn giao nhà chung cư theo như đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp căn hộ hoặc nhà chung cư khi bàn giao cho khách hàng mà vẫn chưa đáp ứng đủ được điều kiện nhận nhà chung cư như ở trên; khách hàng mua nhà có quyền từ chối nhận bàn giao nhà ở.

Đặc biệt, khi bàn giao nhà, người bán nhà cũng cần phải lập ra biên bản bàn giao căn hộ và người mua nhà phải bảo quản biên bản bàn giao này để tránh mất hoặc thất lạc. Đây chính là căn cứ để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà sau khi nhận bàn giao căn hộ chung cư. Hi vọng với nội dung tư vấn của chúng tôi, bạn đã hiểu người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở

Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở?
Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Người quản lý có phải xin ý kiến người sở hữu khi cải tạo nhà ở?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có được cái nhìn tổng quan về vấn đề thắc mắc và thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai; thừa kế quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chủ sở hữu nhà ở có các quyền trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở thế nào?

+ Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo. Trường hợp pháp luật quy định phải do đơn vị, cá nhân có năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở  ra sao?

+ Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
+ Bồi thường cho người khác trong trường hợp gây thiệt hại;

Những trường hợp được miễn giấy phép khi sửa chữa nhà?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng, những trường hợp sửa chữa nhà sau đây được miễn giấy phép xây dựng:
+ Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
+ Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.