Mỗi người được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư?

30/11/2022 | 14:02 1789 lượt xem Trang Quỳnh

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, theo đó mà quy định về hạn mức giao đất ở có ảnh lớn đến quyền lợi của người dân. Không ít trường hợp người sử dụng đất vì không nắm được thông tin, quy định pháp luật về hạn mức giao đất mà vô tình không nhận được quyền lợi của mình hay vi phạm hạn mức sử dụng đất ở được sử dụng. Vậy theo quy định hiện hành mỗi người được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư? Mỗi người được sở hữu bao nhiêu đất nông nghiệp? Hãy cùng bộ phận tư vấn đất đai của Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Mỗi người được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư?

Về bản chất có thể hiểu hạn mức giao đất ở là mức giới hạn diện tích đất mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất cho người dân.

Hạn mức giao đất ở có thể được nhìn nhận dưới 2 góc độ là hạn mức tối đa và hạn mức tối thiểu. Trong đó, hạn mức đất tối thiểu là hạn mức thấp nhất mà pháp luật cho phép để người sử dụng đất được giao đất. Trái lại, hạn mức tối đa là diện tích tối đa mà người dân có thể được giao, nếu vượt hạn mức này người sử dụng đất ở sẽ bị hạn chế quyền lợi theo quy định của pháp luật.

– Về hạn mức giao đất ở tại nông thôn: Căn cứ khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ vào tình hình thực tế quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; 

– Về hạn mức giao đất ở tại đô thị: Căn cứ khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất ở giao cho người sử dụng đất là gia đình, cá nhân tư xây dựng nhà ở;

Như vậy, Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể hạn mức giao đất ở cho cá nhân là bao nhiêu. Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện kinh tế – xã hội và quỹ đất của địa phương, hạn mức giao đất ở sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

– Ví dụ tại thành phố Hà Nội: Căn cứ Quyết định 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của Uỷ ban nhân dân dân thành phố Hà Nội quy định hạn mức giao đất, công nhân đất ở:

– Đối với đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn:

Khu vựcMức tối thiểuMức tối đa
Các phường30 m290 m2
Khu vực thị trấn và các xã có giáp ranh các quận60 m2120 m2
Các xã vùng đồng bằng80 m2180 m2
Các xã vùng trung du120 m2240 m2
Các xã vùng miền núi150 m2300 m2

– Trường hợp đất ở có vườn ao:

+ Các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai là: 120 m2 (Một trăm hai mươi mét vuông)

+ Các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông là: 180 m2 (Một trăm tám mươi mét vuông)

+ Thị xã Sơn Tây: các phường là:180 m2 (Một trăm tám mươi mét vuông); các xã thuộc thị xã Sơn Tây là: 300 m2 (Ba trăm mét vuông)

+ Các xã giáp ranh các quận và các thị trấn: 200 m2 (Hai trăm mét vuông)

+ Các xã vùng đồng bằng là: 300 m2 (Ba trăm mét vuông)

+ Các xã vùng trung du là: 400 m2 (Bốn trăm mét vuông)

+ Các xã vùng miền núi là: 500 m2 (Năm trăm mét vuông)

– Hoặc ví dụ khác là tại thành phố Hồ Chí Minh:  Căn cứ vào Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định:

+ Các quận Bình Thạnh, Gò vấp,  Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11 không quá 160m2/hộ, cá nhân (Một trăm sáu mươi mét vuông)

+  Các quận Thủ Đức, Bình Tân, quận 2, 7, 9, 12 và thị trấn các huyện: Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè không quá 200m2/hộ, cá nhân (Hai trăm mét vuông)

+ Khu quy hoạch phát triển đô thị không quá 250m2/hộ, cá nhân (Hai trăm năm mươi mét vuông)

+ Huyện Cần Giờ và các khu dân cư nông thôn tại các xã của các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè không quá 300m2/hộ, cá nhân (Ba trăm mét vuông)

Như vậy, hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho cá nhân tại các địa phương là khác nhau. Do đó để biết chính xác cá nhân được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư chúng ta phải căn cứ vào quy định cụ thể của từng tỉnh, thành phố.

Cá nhân được sở hữu bao nhiêu đất nông nghiệp?

Tại Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức giao đất nông nghiệp. Theo đó, hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là:

–  Không quá 03 ha (ba hét ta) cho mỗi loại đất đối với các tỉnh hoặc thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ

– Không quá 02 ha (hai héc ta) cho mỗi loại đất đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tỉnh khác.

– Đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng thì hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân là không quá 10 ha (mười héc ta). Riêng đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi thì hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân là không quá 30 ha (ba mươi héc ta)

Mỗi người được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư?
Mỗi người được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư?

– Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha (ba mươi héc ta) đối với mỗi loại đất:

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng sản xuất.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha (năm héc ta)

– Trường hợp cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 ha (năm héc ta) đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 ha (hai mươi lăm héc ta) đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Trường hợp cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha (hai mươi lăm héc ta)

Như vậy, theo quy định hiện hành hạn giao đất nông nghiệp cho người sử dụng đất là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo quy định nêu trên

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mỗi người được sở hữu bao nhiêu đất thổ cư?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ tra cứu quy hoạch thửa đất nhanh chóng, uy tín… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Đất thổ cư được hiểu là như thế nào?

Đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở, gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Hay nói cách khác, đất thổ cư không phải là loại đất theo quy định của pháp luật đất đai mà đây là cách thường gọi của người dân.

Thời hạn sử dụng của đất thổ cư là bao lâu?

Thời hạn của đất thổ cư hiện nay được chia thành 02 loại:
– Loại đất thổ cư có thời hạn sử dụng;
– Loại đất thổ cư được sử dụng ổn định, lâu dài.
Trong đó, đối với loại đất có thời hạn sử dụng thì thời hạn sử dụng đất thổ cư sẽ được quy định trong các giấy tờ đất, hợp đồng mua bán đất. Thông thường thời hạn của các loại đất này có thể là từ 20 -50 năm hoặc 70 năm.
Đối với loại đất thổ cư sử dụng ổn định và lâu dài, thời hạn sử dụng đất này sẽ phụ thuộc vào diện tích đất đã có xem có bị rơi vào trường hợp bị Nhà nước thu hồi hay không.

Điều kiện tách thửa đối với đất thổ cư là gì?

– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất;
– Đất tách thửa không có tranh chấp;
– Đất tách thửa không thuộc các trường hợp:
+ Đang bị kê biên tài sản;
+ Không thuộc các dự án phát triển nhà ở, dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch;
+ Không thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất…
– Đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu: Theo quy định tại Điều 143, 144 Luật Đất đai 2013 và khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tối thiểu để được tách thửa đất thổ cư nông thôn và đô thị sẽ do Ủy ban nhân dân quy định.