Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới năm 2023

16/06/2023 | 15:24 3462 lượt xem SEO Tài

Hiện nay những công trình xây dựng có vai trò rất lớn trong cuộc sống, tất cả các nơi như nhà cửa, nơi làm việc, bệnh viện, trường học… đều là thành quả của công trình xây dựng. Khi tiến hành xây dựng một công trình nào đó sẽ cần trải qua các bước theo quy định pháp luật, việc thiết kế và thi công công trình cần tuần tự bởi sự kiên cố của công trình có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của mọi người. Bước không thể thiếu trong thiết kế xây dựng đó chính là văn bản ghi nhận nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. Dưới đây là Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới năm 2023Tư vấn luật đất đai gửi đến bạn đọc, mời bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Thiết kế xây dựng công trình có ý nghĩa như thế nào?

Thiết kế xây dựng (Construction Design) được hiểu là việc đưa ra các ý tưởng, giải pháp để từ đó triển khai và tạo thành những công trình kiến trúc trong tương lai. Thiết kế kiến trúc giúp biến các ý tưởng trên bản vẽ thành thực tế nhằm có những công trình xây dựng chất lượng và vững chắc. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thiết kế kiến trúc và đòi hỏi có các kỹ năng nhất định.

Nhiệm vụ thiết kế công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình này phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê tố chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

Việc lập nhiệm vụ thiết kế công trình có vai trò vô cùng quan trọng, đây giống như một văn bản khái quát và sơ bộ để nhà đầu tư có thể nắm bắt được quy mô, hình dáng cấu trúc và dự trù được chi phí ban đầu để hoàn thiện công trình.

Quy định pháp luật về nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

Quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng

Việc thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đê xuât chủ trương đâu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chi tiết quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau:

Theo Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ thiết kế xây dựng như sau:

– Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

– Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

– Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:

+ Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

+ Mục tiêu xây dựng công trình;

+ Địa điểm xây dựng công trình;

+ Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

+ Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới năm 2023

– Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được dùng làm căn cứ để thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu. Khoản 2, Điều 2, Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định hồ sơ thiết kế xây dựng có các loại như:

– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cơ sở là tài liệu kiến trúc được xây dựng sơ bộ ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu hình bày những nội dung đánh giá sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng, để xem xét quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.

– Hồ sơ thiết kế xây dựng cơ sở là tài liệu tham khảo về thiết kế cơ sở của giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu tóm tắt những nội dung chính về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế đã được phê duyệt, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

– Thiết kế kiến trúc kỹ thuật là giải pháp kiến trúc cho việc xây dựng các bước sau thiết kế cơ sở; Thiết kế sơ bộ là bản vẽ kiến trúc lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án đã được phê duyệt, trình bày được những yêu cầu kỹ thuật chính so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đang áp dụng, là căn cứ để tiến hành các bước thiết kế tiếp theo.

– Thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công là nội dung quan trọng của thiết kế bản vẽ xây dựng các giai đoạn sau thiết kế cơ sở; Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các đặc tính kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết kết cấu tương ứng với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đang áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện cho triển khai thi công xây dựng công trình.

– Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và các bước thiết kế liên quan (nếu có) theo kinh nghiệm nước ngoài, tương ứng với từng giai đoạn thiết kế công trình mà người quyết định đầu tư lựa chọn khi quyết định đầu tư xây dựng.

Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [18.47 KB]

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

Khi soạn thảo cần có những nội dung sau:

Phần mở đầu gồm có:

– Quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm, thời gian lập văn bản thiết kế công trình

– Tên cơ quan/ tổ chức/ cá nhân lập văn bản, số hồ sơ

– Tên văn bản: Nhiệm vụ thiết kế loại công trình gì?

Phần nội dung cần có các ý chính như sau:

– Căn cứ pháp lý lập văn bản nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình: : căn cứ pháp lý cần nêu đầy đủ các luật còn hiệu lực, văn bản của ủy ban nhân dân Tỉnh về dự án đầu tư….

– Các yêu cầu về quy hoạch và kiến trúc

– Quy mô và công năng của công trình

– Thời hạn hoàn thành hồ sơ thiết kế

Phần kết

– Trong phần kết cần có nơi nhận, chữ kí của người ban hành.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về giấy phép xây dựng như thế nào?

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý rất quan trọng đối với công trình phải có giấy phép trước khi khởi công, là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, xử lý vi phạm hành chính, thậm chí trong một số trường hợp sẽ quyết định số phận của công trình (bị tháo dỡ).

Pháp luật quy định giấy phép xây dựng gồm những loại nào?

Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, giấy phép xây dựng gồm những loại sau:
Giấy phép xây dựng mới;
Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
Giấy phép di dời công trình;
Giấy phép xây dựng có thời hạn (là giấy phép cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng).

Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng gồm có những gì?

Theo Khoản 3 Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
– Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
– Mục tiêu xây dựng công trình;
– Địa điểm xây dựng công trình;
– Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
– Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.