Mẫu khai nhận di sản thừa kế mới năm 2023

14/03/2023 | 12:04 18 lượt xem Thanh Loan

Khi ai đó thừa kế di sản, đó là một quá trình rất quan trọng để chứng minh và xác lập quyền sở hữu di sản. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là một trong những thủ tục bắt buộc rất quan trọng để có thể xác lập quyền tài sản đối với di sản của những người được hưởng di sản đó. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên thực hiện bước này như thế nào thì hãy theo dõi bài viết dưới đây trước nhé. Chúng tôi hướng dẫn bạn đọc các bước đầu tiên để lập văn bản khai nhận di sản thừa kế. Bạn đọc hãy tham khảo mẫu khai nhận di sản thừa kế mới năm 2023 của Tư vấn Luật đất đai nhé!

Di sản gồm những gì?

Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Quy định về công chứng văn bản khai nhận di sản

Việc công chứng văn bản khai nhận di sản theo Điều 58 Luật Công chứng 2014 như sau:

Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014:

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản;

Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Mẫu khai nhận di sản thừa kế mới năm 2023
Mẫu khai nhận di sản thừa kế mới năm 2023

Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; 

Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế không có di chúc bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014 như sau:

Công chứng văn bản khai nhận di sản

1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 như sau:

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Như vậy, hồ sơ khai nhận văn bản thừa kế không có di chúc sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo mẫu;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản (trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu): Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản/giấy tờ thay thế được pháp luật quy định ;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của người được hưởng di sản…;
  • CMND/CCCD của người hưởng di sản.

Tải xuống mẫu khai nhận di sản thừa kế mới năm 2023

Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế có 01 người thừa kế

Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế có nhiều người thừa kế

Hướng dẫn làm mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế

  • Chủ thể tiến hành: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.
  • Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.
  • Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng tử;
  • Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
  • Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em bạn; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn …).

Thông tin liên hệ

Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu khai nhận di sản thừa kế mới năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan và các thông tin pháp lý như điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cần phải mất bao nhiêu tiền để đăng kí khai nhận di sản thừa kế?

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì phí công chứng đối với trường hợp khai nhận di sản thừa kế được tính trên giá trị di sản. Cụ thể:
Dưới 50 triệu đồng: mức thu 50.000 đồng/trường hợp;Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng: mức thu 100.000 đồng/trường hợp;
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng: mức thu 0,1% giá trị tài sản;
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: mức thu 01 triệu đồng + 0,06% giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng;
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: mức thu 2,2 triệu đồng + 0,05% giá trị tài sản vượt quá 03 tỷ đồng;
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng: mức thu 3,2 triệu đồng + 0,04% giá trị tài sản vượt quá 05 tỷ đồng;
Trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng: mức thu 5,2 triệu đồng + 0,03% giá trị tài sản vượt quá 10 tỷ đồng;
Trên 100 tỷ đồng: mức thu 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Đến đâu để chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế không có di chúc?

Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1, điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.