Mẫu giấy xác nhận đường đi mới 2023

20/07/2023 | 16:18 1244 lượt xem Hương Giang

Đất chật người đông dẫn đến tình trạng không có đủ đất để sinh sống, nhà ở của các hộ gia đình được xây dựng càng lúc càng sát nhau. Lúc đó, tranh chấp về lối đi chung giữa các hộ gia đình ngày càng phổ biến. Nhằm hạn chế những mâu thuẫn không đáng có, các hộ gia đình nên ngồi lại thỏa thuận với nhau về vấn đề này. Vậy Mẫu giấy xác nhận đường đi là mẫu nào? Mẫu giấy xác nhận đường đi gồm những nội dung gì? Quy định về nguyên tắc sử dụng lối đi chung giữa các thửa đất ra sao? Hiểu được những băn khoăn của bạn đọc, Tư vấn luật đất đai sẽ giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc trên qua bài viết sau đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về nguyên tắc sử dụng lối đi chung giữa các thửa đất

Lối đi chung hay trên thực tế còn được gọi là ngõ đi chung hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào của pháp luật đưa ra khái niệm về nó. Tuy nhiên, theo ngôn ngữ đời thường thì lối đi chung được hiểu là phần diện tích đất do nhiều người cùng sử dụng vào mục đích để lưu thông, đi lại từ thửa đất của mình ra các tuyến đường lớn hoặc đường công cộng của Nhà nước. Để phần nào giảm bớt tranh chấp về lối đi chung, các hộ gia đình phải lập thỏa thuận về việc này.

Nguyên tắc quan trọng của việc sử dụng lối đi chung đó là sự thỏa thuận. Do đó, các chủ sở hữu có thể thỏa thuận với nhau về việc tạo dựng mốc giới như hàng rào, cây, xây tường…. Lúc này, các mốc giới sẽ thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sử dụng.

Mẫu giấy xác nhận đường đi
Mẫu giấy xác nhận đường đi

Ngoài ra, nếu các mốc giới ngăn cách các thửa đất do một bên tạo ra và được chủ sở hữu mảnh đất bên cạnh đồng ý thì mốc đó sẽ thuộc sở hữu chung; Còn nếu không được bên kia đồng ý vì lý do chính đáng thì người này phải dỡ bỏ.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì sử dụng lối đi chung giữa các thửa đất thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

– Bảo đảm việc khai thác hợp với mục đích sử dụng đất

– Không được lạm dụng quyền đối với đất liền kề của người khác

– Không được ngăn cản hoặc khiến việc khai thác đất liền kề trở nên khó khăn

– Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách

– Bất cứ ai cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

Mẫu giấy xác nhận đường đi gồm những nội dung gì?

Để tránh các bất cập, rủi ro nếu có tranh chấp về lối đi khi chuyển nhượng sử dụng đất, mẫu đơn xác nhận lối đi chung, đơn xin xác nhận đường đi sẽ được thực hiện nhằm có cơ sở pháp lý ràng buộc nhất định cho các bên tham gia mở lối đi chung nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của mình khi sử dụng lối đi này, hạn chế được những hành vi vi phạm thỏa thuận.

Những thông tin cần có trong đơn xác nhận lối đi chung:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ của văn bản hành chính;
  • Tiêu đề đơn;
  • Thông tin của các bên tham gia hiến đất làm lối đi chung: họ tên, ngày sinh, giới tính, số giấy tờ tuỳ thân (CMND/CCCD), ngày cấp, nơi cấp, số điện thoại, địa chỉ thường trú;
  • Trình bày cụ thể về thoả thuận lập đường đi chung giữa các bên: thông tin về lối đi chung (dài, rộng, địa chỉ), chi tiết diện tích góp đất của mỗi bên (diện tích, dài, rộng, từ thửa đất số mấy), ranh giới của lối đi chung;
  • Các thoả thuận giữa các bên về đường đi chung: quyền sở hữu, mức đền bù, chuyển quyền sử dụng lối đi chung khi chuyển quyền sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với lối đi chung, thời hạn sử dụng;
  • Lời đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận đường đi theo nội dung trình bày trong đơn;
  • Lời cảm ơn;
  • Ngày tháng năm làm đơn; 
  • Chữ ký xác nhận của các bên;
  • Phần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Tải về mẫu giấy xác nhận đường đi

Mẫu đơn xin xác nhận đường đi là văn bản được các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức góp đất mở lối đi chung thực hiện gửi lên cơ quan có thẩm quyền để xác nhận đường đi chung đã được xây dựng trên cơ sở thoả thuận giữa các bên. Mẫu đơn đưa ra những ràng buộc nhất định cho các bên tham gia mở lối đi chung nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của mình khi sử dụng lối đi này, từ đó, hạn chế được những hành vi vi phạm thỏa thuận.

Tải về mẫu giấy xác nhận đường đi tại đây:

Hướng dẫn cách viết mẫu giấy xác nhận đường đi

Điện, đường, trường, trạm xưa nay luôn là 4 yếu tố quan trọng được xem xét kĩ mỗi khi người nào đó quyết định mua đất, mà trong đó quan trọng nhất là yếu tố đường. Vì vậy, mọi người luôn cố gắng để mảnh đất của mình có lối đi thuận tiện nhất. Một trong những cách thường thấy là họ thỏa thuận với nhau để mở lối đi chung. 

Cách viết mẫu giấy xác nhận đường đi như sau:

Các bên thực hiện thỏa thuận về lối đi chung

Các bên trong đơn xác nhận là tất cả các thành viên của hộ gia đình sở hữu thửa đất liền kề, những người chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất trong thỏa thuận. Theo đó, mỗi bên có thể là cá nhân độc thân, hai vợ chồng hoặc hộ gia đình.

Trong mục này, cần phải nêu rõ họ tên, năm sinh, số CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu kèm ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ (nếu có)…

Đối tượng của Mẫu đơn xác nhận đường đi

Đối tượng của đơn xác nhận là hai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở liền kề nhau. Trong Văn bản này, các bên nên nêu rõ, cụ thể về thông tin của hai đối tượng này: Số thửa, số tờ bản đồ, địa chỉ, thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Thỏa thuận của các bên trong Văn bản

Bởi văn bản này là đơn xác nhận của các bên về việc sử dụng lối đi chung nên trước hết trong văn bản cần nêu rõ thỏa thuận mà hai bên đã thống nhất: Ngõ đi chung được xác định thế nào, nằm trên đất của nhà ai, quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với diện tích đi chung này thế nào, cam kết thực hiện thỏa thuận của các bên …

Lưu ý: ghi đầy đủ, chính xác thông tin của các bên tham gia thỏa thuận lối đi chung; mô tả rõ ranh giới lối đi chung, diện tích, phần đóng góp của từng hộ tham gia; quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên đối với lối đi chung.

– Mẫu đơn này, biên bản thỏa thuận lối đi chung chỉ áp dụng khi các bên thống nhất được với nhau, trường hợp bất đồng quan điểm, không thống nhất, tranh chấp về lối đi chung các bên cần mời đơn vị thứ 3 vào giải quyết là UBND hoặc Tòa án.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy xác nhận đường đi”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Xác định nguồn gốc của lối đi chung như thế nào?

Có thể xác định nguồn gốc của lối đi chung như sau:
– Lối đi chung hình thành từ lối mòn;
– Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên;
– Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng…

Thoả thuận về lối đi chung có cần phải công chứng hay không?

Để đảm bảo giá trị pháp lý của thỏa thuận lối đi chung, các bên cần tiến hành lập văn bản có xác nhận và chữ ký đầy đủ. Về vấn đề công chứng thỏa thuận lối đi chung, hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc thực hiện công chứng đối với văn bản thỏa thuận lối đi chung. Mà việc công chứng thỏa thuận lối đi chung sẽ tùy vào nhu cầu của các bên.