Mẫu giấy ủy quyền viết tay chi tiết

06/06/2023 | 15:40 15 lượt xem Vân Anh

Các giao dịch ngày càng nhiều do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu cá nhân cơ bản khác. Tuy nhiên, các cá nhân hoặc tổ chức có thể không thực hiện được các giao dịch này một mình. Vì thế, một mối quan hệ chứng thực đã được tạo ra để bảo vệ lợi ích của những người tham gia giao dịch. Khi thực hiện điều đó, uỷ quyền pháp lý sẽ xảy ra giữa các bên với nhau, để việc uỷ quyền được chuẩn pháp lý và có hiệu lực, việc sử dụng các giấy tờ thủ tục liên quan là rất cần thiết. Chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả mẫu giấy ủy quyền viết tay chi tiết dưới đây theo chuẩn điều kiện pháp luật hiện hành.

Ủy quyền là gì?

Thực tế trong quy định của pháp luật dân sự chỉ quy định hợp đồng ủy quyền chứ không quy định cụ thể giấy ủy quyền là gì?

Ủy quyền có thể hiểu là sự thỏa thuận của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, theo đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện công việc đại diện cho bên ủy quyền, nếu có thỏa thuận rõ về chi phí, thù lao thì bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm trả cho bên nhận ủy quyền.

Do đó, có thể hiểu giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền. Và ủy quyền cũng là một giao dịch dân sự.

Giấy ủy quyền viết tay có giá trị pháp lý ra sao?

Giấy ủy quyền trước hết là giao dịch dân sự dựa trên quyền đơn phương của bên ủy quyền (theo quy định tại Điều 116 BLDS 2015). Và theo quy định tại khoản 1 Điều 119 BLDS 2015 thì hình thức thể hiện của giao dịch dân sự là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi nhất định. Theo các quy định đã nói ở trên, các bên có thể lập giấy ủy quyền theo cách viết tay. Luật không quy định rằng giấy ủy quyền không được viết tay, hay buộc phải đánh máy

Giấy ủy quyền viết tay có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, cụ thể là:

– Về mặt chủ thể viết giấy ủy quyền: đảm bảo có đủ năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với những giao dịch mà mình xác lập.

– Khi tham gia giao dịch ủy quyền tất cả các chủ thể phải hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện.

– Khi xác lập ủy quyền, đảm bảo mục đích cũng như nội dung của giao dịch dân sự không được vi phạm điều cấm của pháp luật cũng như không được trái đạo đức xã hội.

Như vậy, hai bên hoàn toàn có thể sử dụng giấy ủy quyền viết tay có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, pháp luật không quy định mẫu cụ thể cho giấy ủy quyền.

Mẫu giấy ủy quyền viết tay chi tiết

Mẫu giấy ủy quyền viết tay

Bản chất của quan hệ ủy quyền thường là quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá nhân với nhau. Bên được ủy quyền chỉ có thể thực hiện một số quyền hạn mà bên ủy quyền đã ủy quyền cho. Tuy nhiên ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương. Do đó, giấy ủy quyền không thể buộc bên được ủy quyền thực hiện các công việc được ủy quyền ghi trong giấy ủy quyền và bên ủy quyền không có quyền yêu cầu bên được ủy quyền thực hiện, kể cả các khoản bồi thường thiệt hại (nếu có).

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [20.97 KB]

  • Ghi rõ ngày tháng năm lập ủy quyền.
  • Thông tin các bên: Thông tin này phải bao gồm họ và tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú
  • Phạm vi ủy quyền: Trong mục này, các bên cần phải nêu rõ công việc ủy quyền. Làm loại thủ tục gì;…
  • Thời hạn: Nêu rõ ngày tháng năm bắt đầu và kết thúc việc ủy quyền hoặc có thể ghi là “cho đến khi hoàn thành xong công việc ủy quyền”. Ngoài ra, nếu hai bên không thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì thời hạn này sẽ mặc định là 01 năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.
  • Ngoài ra, các bên còn có thể thỏa thuận về thù lao của việc ủy quyền. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 562 Bộ luật Dân sự thì đây không phải yêu cầu bắt buộc…

Quyền và nghĩa vụ của các bên khi uỷ quyền

Bên được uỷ quyền

– Quyền của bên được uỷ quyền: (Điều 566 Bộ luật Dân sự năm 2015)

* Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền

* Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao nếu có thoả thuận

– Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền: (Điều 565 Bộ luật Dân sự năm 2015)

* Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó

  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền
  • Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

Bên uỷ quyền

  • Quyền của bên uỷ quyền: (Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền
  • Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lai tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác
  • Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ
  • Nghĩa vụ của bên uỷ quyền: (Điều 567 Bộ luật Dân sự 2015)
  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền nếu có thoả thuận.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền viết tay chi tiết  đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn xin nghỉ việc dài hạnVới đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thương gặp

Có ủy quyền bằng miệng được không?

Ủy quyền có thể thể hiện dưới nhiều hình thức như ủy quyền bằng lời nói hoặc ủy quyền bằng văn bản, nhưng hình thức dễ được thừa nhận và phổ biến nhất là ủy quyền bằng văn bản. Văn bản ủy quyền có thể chia thành hai loại: Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền.

Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng?

Tùy vào từng lĩnh vực, từng công việc mà có những trường hợp, pháp luật chuyên ngành vẫn yêu cầu Giấy ủy quyền phải được công chứng. Cụ thể, một số trường hợp Giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực có thể được kể đến như sau:
– Giấy ủy quyền được xác lập theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên nhờ mang thai hộ cho nhau hoặc theo quan hệ ủy quyền giữa vợ chồng bên mang thai hộ cho nhau về việc đại diện cho nhau tham gia ký kết thỏa thuận về việc mang thai hộ thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng.
– Văn bản ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các thủ tục ở cơ quan nhà nước như việc yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch, ….