Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình

04/07/2023 | 10:55 34 lượt xem Hương Giang

Việt Nam là quốc gia có địa hình đối núi phức tạp. Thông thường, trên thực tế, người dân sẽ tiến hành san lấp mặt bằng nếu vị trí địa lý có phần không bằng phẳng trước khi khởi công bất kỳ công trình xây dựng nào. Việc làm này nhằm đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng trong quá trình thi công và sử dụng. Khi san lấp mặt bằng thì người dân lưu ý cần phải xin phép cơ quan nhà nước. Vậy theo quy định hiện nay, Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình là mẫu nào? Cách soạn thảo đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình ra sao? Những thắc mắc này sẽ được Tư vấn luật đất đai làm sáng tỏ qua bài viết dưới đây, hãy cùng đón đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

Địa danh, ngày…….tháng…….năm 20….

ĐƠN XIN CẢI TẠO SAN LẤP MẶT BẰNG

(V/v: Xin được cho phép cải tạo san lấp mặt bằng tại….. với diện tích…..m2/ ha)

Kính gửi: – BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

– TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

 – ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH…

 – SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH…)

– Căn cứ  Luật Khoáng sản năm 2010.

 (Tên tổ chức, cá nhân)…

Trụ sở tại:

Điện thoại:…….. Fax:…..

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể số…/…. ngày …/…/….. (nếu có).

Đang thực hiện việc cải tạo mặt bằng ………….. tại khu vực… xã….. huyện….., tỉnh … theo Quyết định phê duyệt số …../….. ngày …../…../…. của…..  (hoặc tại thửa số… tờ bản đồ số… đã được ……. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ngày…/…/…..)

Giấy phép xây dựng số …../….. ngày …../…../….. do….. (tên cơ quan) cấp.

Đề nghị được cấp phép khai thác đất san lấp với những thông số sau:

Diện tích khu vực cải tạo: …..….. (ha, m2), được giới hạn bởi các điểm góc: ….. có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực kèm theo.

Trữ lượng đất san lấp khai thác:…….. m3.

Độ sâu của mặt bằng xin san lấp, cải tạo: từ….. mét đến….. mét, trung bình…. mét.

Lý do, mục đích xin san lấp mặt bằng:…

Thời gian thực hiện: …………. tháng, từ tháng …… năm ……. đến tháng …….. năm…….

Mục đích sử dụng:…

(Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, đóng dấu)

Tải về mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình

Đơn xin phép san lấp mặt bằng là văn bản được chủ thể xác lập với mục đích để hiệu quả hơn trong sử dụng và sinh hoạt được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Đồng thời, đơn xin phép san lấp mặt bằng sẽ là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện xem xét và cho phép san lấp mặt bằng. Việc san lấp có thể bao gồm sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguồn đất dư thừa trước và sau khi tiến hành.

Bạn có thể Tải về mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình tại đây:

Cách soạn thảo đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình

Tất cả mọi hình thức thi công xây dựng, bao gồm cả san lấp mặt bằng đều phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, san lấp mặt bằng có phải xin phép xây dựng thì câu trả lời có. Khi xin giấy phép thì các chủ thầu cần phải đến UBND cấp xã, phường. Trong trường hợp mà chủ thầu chưa xin giấy phép vẫn tiến hành cải tạo sẽ vi phạm luật đất đai.

Đơn xin phép san lấp mặt bằng là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức  lập ra sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản) cho phép chủ thể thực hiện hoạt động san lấp mặt bằng theo quy định. Trong đơn xin phép san lấp mặt bằng phải nêu được những nội dung về cá nhân, tổ chức viết đơn, số liệu về thông tin về mặt bằng muốn san lấp,…

Cách soạn thảo mẫu đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình như sau:

Phần kính gửi của đơn xin phép san lấp mặt bằng ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Bộ tài nguyên và môi trường, tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Sở tài nguyên và Môi trường).

Phần nội dung của của đơn xin phép san ấp mặt bằng phải có những nội dung sau:

  • Chủ thể viết Đơn xin phép san lấp mặt bằng là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Yêu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức muốn xin phép san lấp mặt bằng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng,..
  • Trình bày những lý do tại sao muốn san lấp mặt bằng.
  • Cuối đơn xin san lấp mặt bằng thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình
Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình

Hồ sơ xin san lấp mặt bằng gồm những giấy tờ gì?

San lấn mặt bằng là công việc xây dựng san lấn mặt bằng công trình xây dựng hoặc mặt bằng quy hoạch từ những mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. San lấp mặt bằng là việc đào các khu vực cao hơn của mặt đất trong địa hình đó vận chuyển xuống các khu vực thấp hơn và lấp đầy các khu vực thấp hơn đó. San lấp mặt bằng giúp tạo ra địa hình khu đất xây dựng theo ý đồ trước của gia chủ. Kỹ sư thiết kế dự án giúp tạo ra địa hình và độ dốc chính xác cho dự án. Việc san lấp mặt bằng nếu theo một quy trình chuẩn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức giảm thiểu rủi ro trong quá trình san lấp mặt bằng giống như việc san lấp mặt bằng thủ công.

Hồ sơ xin san lấp mạt bằng gồm các giấy tờ sau:

– Đơn xin phép san lấp mặt bằng;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp theo quy định;

– Bản cam kết về việc đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề;

– Bản vẽ, phương án thi công san lấp mặt bằng, phương án đổ thải;

– Bản mô tả năng lực của đơn vị trực tiếp thực hiện san lấp mặt bằng;

– Bản cam kết về an toàn môi trường;

Theo đó, thẩm quyền cho phép san lấp mặt bằng được như sau:

– Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.

– Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị,

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin san lấp mặt bằng cho hộ gia đình”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nộp đơn xin san lấp mặt bằng hộ gia đình tới cơ quan nào?

Đơn xin phép san lấp mặt bằng để sử dụng hiệu quả hơn được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Việc san lấp có thể bao gồm sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguồn đất dư thừa trước và sau khi tiến hành.

Mức xử phạt khi san lấp mặt bằng không xin phép là bao nhiêu?

Nếu san lấp mặt bằng mà chưa xin phép, căn cứ theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, người dân sẽ bị xử phạt theo các mức sau trong trường hợp làm cho địa hình bị biến dạng, hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của đất:  
Diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta sẽ bị phạt tiền: từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.  
Diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta sẽ bị phạt tiền: từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 
Diện tích đất bị hủy hoại trong khoảng từ 0,1 héc ta đến 0,5 héc ta sẽ nhận mức phạt: từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. 
Diện tích đất bị hủy hoại trong khoảng từ 0,5 héc ta đến 01 héc ta sẽ nhận mức phạt từ: 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. 
Diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên sẽ nhận mức phạt: từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.