Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất năm 2022

12/07/2022 | 11:17 58 lượt xem Trà Ly

Khi đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất, người dân phải nộp đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất lên cơ quan có thẩm quyền. Vậy đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất viết như thế nào? Lấy mẫu đơn ở đâu? Tư vấn Luật đất đai xin đưa ra mẫu đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất và hướng dẫn cách viết đơn qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì “Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

  • Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
  • Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
  • Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
  • Chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
  • Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.
  • Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
  • Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
  • Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
  • Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
  • Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

Sử dụng đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất vào việc gì?

Theo khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2021, khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải thực hiện đăng ký biển động. Theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT BTNMT, hồ sơ đăng ký biến động đất đai gồm có Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

Nội dung của đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất

Đơn đăng ký biến động đất đai gồm các thông tin về

  1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
  1. Giấy chứng nhận đã cấp
  2. Nội dung biến động
  3. Lý do biến động
  4. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với thửa đất đăng ký biến động
  5. Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn

Xem và tải xuống Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT:

Hướng dẫn cách ghi đơn đăng ký biến động đất đai

1, Kính gửi

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất (Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện nơi có đất).

2, Địa chỉ

3, Thôn tin về Giấy chứng nhận đã cấp, cụ thể:

  • Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
  • Ngày cấp giấy Chứng nhận.

4, Nội dung biến động

Phụ thuộc vào lý do biến động mà ghi nội dung biến động cho chính xác:

Ví dụ:

  • Thay đổi về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải ghi cụ thể nội dung trên giấy chứng nhận trước khi chưa có nhà hoặc có nhà cũ; thông tin khi có nhà hoặc có nhà mới thì phải ghi thông tin về nhà ở như: Loại nhà, diện tích xây dựng…
  • Đính chính thông tin trên giấy chứng nhận: Ví dụ sai tên thì phải ghi tên sai theo đúng giấy chứng nhận và tên chính xác cần sửa.

5, Lý do biến động

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ghi lý do biến động cho chính xác, cụ thể :

  • Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất;
  • Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền một lần sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm;
  • Chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Gia hạn sử dụng đất;
  • Đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thông tin về giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân;
  • Thay đổi địa chỉ;
  • Giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên;
  • Thay đổi hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính về đất đai;
  • Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đính chính giấy chứng nhận.

6, Giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo đơn

  • Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Biên lai, chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)
  • Tùy thuộc vào từng trường hợp mà nộp các giấy tờ khác theo từng trường hợp như:

Gia hạn sử dụng đất thì có quyết định gia hạn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất năm 2022
Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất năm 2022

Chú ý:

  • Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp, trường hợp có thay đổi tên thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
  • Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; trường hợp xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ vào Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, các mục II, III và IV của Đơn này.
  • Đối với trường hợp xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận thì không kê khai, không xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của Mục I, các mục II và IV của Đơn này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Chi phí khi thực hiện đăng ký biến động đất đai

Việc đăng ký biến động đất thực hiện đối với khá nhiều trường hợp, mỗi một trường hợp hợp sẽ có các chi phí phát sinh khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản việc đăng ký biến động đất đai sẽ có các chi phí chính như sau:
– Thuế thu nhập cá nhân: 2% tính theo khoản thu nhập của cá nhân có được (thường là giá ghi trên hợp đồng);
– Lệ phí trước bạ: 0,5% được tính dựa trên so sánh giữa giá bán ghi trên hợp đồng với giá của nhà nước quy định tính theo giá đất cụ thể của bảng giá đất. Giá nào cao hơn thì sẽ áp giá đó để tính lệ phí trước bạ;
– Và một số chi phí phát sinh khác như: phí công chứng, phí thẩm định hồ sơ, phí địa chính đo đạc, phí là giấy chứng nhận…

Nộp hồ sơ đơn đăng ký biến động đất đai ở đâu?

Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.