Loại đất không được chia thừa kế theo quy đinh năm 2023

27/02/2023 | 16:29 12 lượt xem Thanh Loan

Di sản thừa kế di sản bao gồm tài sản là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, thuộc sở hữu của người để lại di sản. Nó có thể là tài sản riêng của người chết hoặc tài sản chung của người đa chết với người khác. Theo quy định di sản của người chết có thể được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vậy có loại đất không được chia thừa kế theo quy đinh năm 2023 hay không? Những loại đất không được chia thừa kế gồm những loại nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu quy định pháp luật hiện nay về chia di sản thừa kế là đất trong bài viết này nhé! Hy vọng giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tiến hành chia thừa kế.

Điều kiện được chia thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 điều kiện thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất như sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, tại điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người để lại di sản là quyền sử dụng đất nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì vẫn có thể để lại di sản thừa kế.

Có mấy cách chia thừa kế đất đai theo luật dân sự?

Từ Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, suy ra, thừa kế đất đai theo luật dân sự gồm 2 hình thức: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Tùy thuộc từng hình thức chia thừa kế mà cách thức phân chia và các điều kiện thực hiện có sự khác biệt. 

Cụ thể, một số lưu ý về cách phân chia, điều kiện chia thừa kế đất đai theo luật dân sự như sau:

 Chia thừa kế theo pháp luậtChia thừa kế theo di chúc
Điều kiện phân chiaThuộc hàng thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015;Không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa thế theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015;Trong thời hiệu chia di sản thừa kế;Không thuộc trường hợp di sản không có người nhận thừa kế;Tài sản còn tồn tại vào thời điểm chia thừa kế;Di chúc hợp pháp và có hiệu lực;Tài sản theo di chúc phải tồn tại tại thời điểm chia thừa kế;Người nhận di sản thừa kế theo di chúc không thuộc trường hợp bị truất quyền hưởng di sản;Phần tài sản thừa kế không thuộc trường hợp không được phân chia;
Cách thức phân chiaChia theo hàng thừa kế, chỉ chia cho hàng thừa kế sau nếu hàng thừa kế trước không còn ai hoặc đã từ chối nhận di sản hoặc không được quyền nhận di sản;Những người cùng hàng thừa kế được nhận phần quyền/phần sở hữu tài sản ngang nhau nếu không có thỏa thuận khác;Thực hiện đăng ký quyền sở hữu/đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền;Tiến hành thủ tục nhận di sản thừa kế theo trình tự luật định;Khai nhận thừa kế theo di chúc: Phần tài sản mà người thừa kế được nhận được phân định theo di chúc;Đăng ký biến động/sang tên đất đai theo trình tự, thủ tục luật định;Lưu ý về việc phân chia di sản thừa kế cho những người được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc;

Tóm lại, có 2 hình thức chia thừa kế đất đai là chia thừa kế theo di chúc và chia thừa kế theo pháp luật.

Loại đất không được chia thừa kế theo quy đinh năm 2023
Loại đất không được chia thừa kế theo quy đinh năm 2023

Loại đất không được chia thừa kế theo quy đinh năm 2023

Căn cứ tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện chung để thừa kế đất đai gồm:

  • Đất đã được cấp sổ đỏ (riêng trường hợp được nhận tài sản thừa kế thì đất chỉ cần đáp ứng đã có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ);
  • Thửa đất không thuộc trường hợp đang có tranh chấp (đang bị khiếu nại, khiếu kiện hoặc đang được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết về việc tranh chấp);
  • Đất còn thời hạn sử dụng/hoặc tại thời điểm thừa kế, đất vẫn trong thời hạn sử dụng;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành theo bản án/quyết định của tòa án hoặc quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án;

Theo đó, đất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ… đều là những loại đất được phép thừa kế nếu đảm bảo các điều kiện được thừa kế

Các loại đất được Nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hoặc đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích tại xã phường thị trấn theo quy định tại Điều 132 Luật Đất đai 2013 không là trường hợp được thừa kế.

Đất không có sổ đỏ vẫn có thể chia thừa kế

Căn cứ quy định Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, việc xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

Đối với đất do người đã mất để lại mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

Đối với trường hợp đất do người đã mất để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp người đã mất để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì được phân biệt như sau:

  • Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.
  • Trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.
  • Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

Như vậy, cho dù đất vẫn chưa có sổ đỏ, sổ hồng nhưng nếu quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì vẫn có thể được chia di sản thừa kế theo quy định.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Tư vấn luật đất đai, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề chia thừa kế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang. 

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Loại đất không được chia thừa kế theo quy đinh năm 2023” đã được Tư vấn Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn Luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có bị chia thừa kế lại đối với đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Căn cứ Điều 611 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm thừa kế và thời hiệu thừa kế cụ thể như sau:
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Con nuôi có được chia thừa kế giống với con ruột khi cha mất không để lại di chúc?

Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Từ chối nhận di sản sau khi chia thừa kế có được không?

 Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (được xác định là người thừa kế).
Theo đó, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”