Lấn chiếm đất trồng lúa thì có bị phạt không?

16/08/2023 | 14:09 13 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay bên hàng xóm của tôi cứ liên tục lấn chiếm đất trồng lúa của gia đình tôi. Gia đình tôi đã nhiều lần nói chuyện nhưng bên đó lại tỏ ra rất ngông ngênh, có thái độ thách thức với gia đình tôi. Chúng tôi sẽ kiện họ vì hành vi lấn chiếm đất trồng lúa nhưng không biết hồ sơ, thủ tục được thực hiện ra sao? Tôi quyết tâm giành được phần đất hợp pháp thuộc về gia đình tôi. Lấn, chiếm đất trồng lúa có bị phạt hay không theo quy định? Mong những vấn đề trên sẽ được luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Lấn chiếm đất trồng lúa thì có bị phạt không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ khi dính tới đất đai, có rất nhiều người lấn chiếm đất của người khác, có hành vi trái với pháp luật. Tư vấn luật đất đai xin tư vấn cho bạn như sau:

Đất nông nghiệp là gì?

Khi nhắc đến đất nông nghiệp, chúng ta có thể hiểu đây là loại đất dùng cho những công việc liên quan đến nông nghiệp nhứ đất trồng lúa, đất trồng cây, đất nuôi trồng thủy sản. Vậy ở khía cạnh pháp luật, đất nông nghiệp được hiểu thế nào? Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất nông nghiệp như sau:

Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

  1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
    b) Đất trồng cây lâu năm;
    c) Đất rừng sản xuất;
    d) Đất rừng phòng hộ;
    đ) Đất rừng đặc dụng;
    e) Đất nuôi trồng thủy sản;
    g) Đất làm muối;
    h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
    Như vậy theo quy định trên có thể hiểu đất nông nghiệp là loại đất được nhà nước giao sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng từng, làm muối, bảo vệ phát triển rừng… Cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Lấn chiếm đất nông nghiệp không sử dụng thì có bị xử phạt không?

Lấn chiếm đất nông nghiệp không sử dụng thì liệu có bị phạt không? Bởi lẽ trong trường hợp này thì người có đất lại không canh tác, không sử dụng nên có người lấn chiếm đất nông nghiệp. Vấn đề này có ảnh hưởng đến mức phạt. Hiện nay khung mức phạt được quy định như sau:

Hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp là không đúng, thuộc những hành vi bị cấm trong lĩnh vực đất đai. Mức xử phạt cũng như những quy định lấn chiếm đất hiện nay có thể bị xử phạt. Cụ thể những nội dung này được quy định như sau:

Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể các hành vi bị cấm như sau:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

  1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
  2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
  3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
  4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
  5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
  6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
  9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
  10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
    Theo thông tin chị cung cấp, trong trường hợp này có thể cả chú chị và hàng xóm đều vi phạm vào những hành vi bị nghiêm cấm trong đất đai, cụ thể hàng xóm có hành vi chiếm đất đai, còn chú chị có hành vi không sử dụng đất nông nghiệp dẫn đến bị chiếm đất.

Theo đó, mặc dù gia đình của chú chị không có yêu cầu nhưng để đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh và lập biên bản các hành vi vi phạm đó (nếu có).

Lấn chiếm đất trồng lúa thì có bị phạt không?

Lấn chiếm đất trồng lúa có thể bị phạt hành chính. Người có hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa là người thực hiện sai quy định của luật, xâm phạm đến quyền lợi của người khác, Về những quy định có liên quan đến lấn chiếm đất trồng lúa như sau:

Về hành vi này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 và điểm a, điểm d khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 14. Lấn, chiếm đất

  1. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
    c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
    đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

    d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.”
    Như vậy do chị không đề cập đến diện tích đất bị lấn chiếm nên chị căn cứ quy định trên để xác định mức phạt cụ thể.

Lưu ý: Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp hiện nay diễn ra khá phổ biến ở các nơi. Để ngăn ngừa việc các chủ thể xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác trong lĩnh vực đất đai. Mức phạt cho hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa hiện nay được quy định như sau:

  • Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp như sau:
  • Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
  • Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

++ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

++ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

++ Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

++ Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

  • Hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Lấn chiếm đất trồng lúa thì có bị phạt không?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Đất trồng cây lâu năm có phải là đất nông nghiệp không?

Đất trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm là loại đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm: cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè, điều, hồ tiêu,…); cây ăn quả lâu năm (chôm chôm, cam, mận, mơ, nhãn, xoài,…); cây dược liệu lâu năm (quế, hồi, đỗ trọng, long não,…) và cây lâu năm khác (cây xoan, bạch đoàn, xà cừ, keo,…)

Đất rừng sản xuất có ý nghĩa thế nào trong đời sống?

Đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng cho mục đích chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Đất rừng sản xuất gồm có: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên; đất có rừng sản xuất là rừng trồng và đất đang sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như thế nào?

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:
– Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
– Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.