Lấn chiếm đất sông, suối bị xử phạt như thế nào năm 2023?

02/03/2023 | 09:42 1234 lượt xem Hương Giang

Sông, suối, kênh, rạch là những nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Đây là những nguồn tài nguyên được con người sử dụng để sinh hoạt, tưới tiêu, trồng trọt canh tác,… Cá nhân nào có hành vi chấm chiếm đất sông, suối làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước, làm sạt lở các vùng đất xung quanh sẽ bị xử phạt theo chế tài quy định. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, hành vi lấn chiếm đất sông suối bị xử phạt như thế nào? Chế độ sử dụng đất sông, suối được quy định ra sao? Các hành vi bị nghiêm cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông suối gồm những hành vi nào? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013;
  • Nghị định số 36/2020/NĐ-CP

Chế độ sử dụng đất sông, suối được quy định như thế nào?

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 163 Luật đất đai 2013. Cụ thể:

  • Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản.
  • Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cho thuê đất sông, ngòi, kênh, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản.
  • Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.

Đối với việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng cần phải bảo đảm không được ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định và cần phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ cảnh quan, môi trường. Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng không làm cản trở dòng chảy tự nhiên và không được gây cản trở giao thông đường thủy.

Như vậy, ta nhận thấy, việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải đảm bảo các quy định cụ thể của hệ thông pháp luật hiện hành để việc sử dụng và khai thác đất được hiệu quả. Đặc biệt, pháp luật nước ta rất quan tâm đến việc bảo đảm các điều kiện về tự nhiên và môi trường khi các chủ thể sử dụng hay khai thác đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối

Điều 9 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP quy định khá rõ về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch như sau:

* Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước thì phạm vi hành lang được quy định: 

  • Không được nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng khu đô thị, dân cư tập trung;
  • Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
  • Trong trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ nhằm bảo vệ sự ổn định của bờ;
  • Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại điểm a và điểm b Điều này.
Lấn chiếm đất sông suối
Lấn chiếm đất sông suối

* Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang được xác định như sau:

  • Không nhỏ hơn 20m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dụng đô thị, khu dân cư tập trung;
  • Không nhỏ hơn 15m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;

* Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không được nhỏ hơn 30m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.

* Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước. 

* Đối với trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.

* Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của công trình đó về phía bờ.

* Trường hợp kênh, rạch thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì thực hiện lập và quản lý hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.

* Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. 

Lấn chiếm đất sông suối bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước cụ thể như sau:

– Đối với hành vi trước khi thải ra đất, nguồn nước đối với cơ sở đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước nhưng không có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải, chất thải thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

– Đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa thì phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

– Những hành vi sau nếu không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng , trừ những hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:

  • Hành vi xây dựng kho bãi, xây dựng bến, cảng, xây dựng cầu, đường giao thông hoặc xây dựng các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
  • Hành vi san, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch hoặc hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, những công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê hoặc những công trình phòng, chống thiên tai;
  • Hành vi khoan, đào phục vụ các hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, phục vụ cho việc thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
  • Hành vi khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng.

– Đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, các cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, hoặc xây mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, xây mới cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

– Ngoài ra, còn có các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật như sau:

  • Bắt buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước;
  • Bắt buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Như vậy, hành vi lấn chiếm đất sông, suối bị xử phạt theo quy định nêu trên.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối

Theo quy định của pháp luật, những hành vi sau đây được coi là hành vi vi phạm quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước

– Những hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; các hành vi gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc các hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa.

– Hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định; hành vi sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

– Hành vi xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, các cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm hoặc hành vi xây mới, mở rộng nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất hoặc chế biến có nước thải nguy hại gần sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lấn chiếm đất sông suối”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chia đất khi ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối là gì?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP thì căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước cụ thể là:
Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước;
Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.
Hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa , xã hội khu vực ven nguồn.

Những nguồn nước nào phải lập hành lang bảo vệ?

Theo quy định của pháp luật, những nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
– Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;
– Hồ nước tự nhiên, hồ nước nhân tạo tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung; hồ nước, ao lớn có chức năng điều hòa tại các khu vực khác; đầm nước tự nhiên;
– Sông, suối, kênh, rạch khi là nguồn cấp nước cho dân cư, là trục tiêu nước hoặc là nơi có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và hoạt động bảo vệ môi trường;
– Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ cũng như có giá trị góp phần phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Ngoài ra, các tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa nước theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phải cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định và có trách nhiệm bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa nước để thực hiện việc quản lý, bảo vệ. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện lập và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định cụ thể việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước của Chính phủ.

Lấp mương, công trình thủy lợi trái phép bị phạt như thế nào?

Căn cứ tại Khoản 7 Điều 24 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền với hành vi lấp mương, công trình thủy lợi trái phép có thể lên tới từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:– Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi
– Xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
– Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
– Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Như vậy, với hành vi vi phạm lấp mương, công trình thủy lợi trái phép ngoài bị xử phạt tiền, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.