Không có sổ hộ khẩu có mua nhà được không?

24/10/2022 | 14:56 11 lượt xem Hương Giang

Sổ hộ khẩu là giấy tờ pháp lý thể hiện thông tin của các cá nhân cùng sinh sống tại một địa điểm cư trú. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vậy cụ thể, Pháp luật Quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi mua nhà như thế nào? Theo quy định Không có sổ hộ khẩu có mua nhà được không? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi mua nhà? Thủ tục mua nhà khi không có sổ hộ khẩu thực hiện ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Sổ hộ khẩu là gì?

Có thể nhận thấy do việc đô thị hóa và sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp khiến lượng người di cư đến nhiều nơi khác nhau đặc biệt là các thành phố lớn, những đô thị sầm uất với mục đích học tập, tìm việc, xây dựng sự nghiệp và sinh sống ngày càng nhiều. Chính vì thế, Nhà nước rất cần một công cụ tối ưu để kiểm soát trật tự xã hội và quản lý tình hình kinh tế của cả nước. Đó là lý do, sổ hộ khẩu ra đời.

Theo quy định, sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu cũng là căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan tới cá nhân đó.

Quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi mua nhà

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Không có sổ hộ khẩu có mua nhà được không?

Luật Cư trú 2020 quy định, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31-12- 2022.

Trong khi đó, theo Theo Luật Căn cước công dân 2014 quy định về số định danh cá nhân, số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam , không lặp lại ở người khác.

Khi các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú hoàn thành, kết nối thông suốt giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương, người dân chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin nhân thân. Với các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất, hiện nay theo quy định tại Luật Công chứng thì hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ gồm các giấy tờ sau:

Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

Dự thảo hợp đồng, giao dịch; Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

Đối chiếu quy định trên, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất người yêu cầu công chứng cần xuất trình giấy tờ tùy thân và bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện nay, theo quy định Luật Công chứng tại Điều 40 quy định hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ gồm giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng và bản sao giấy tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, người dân chỉ cần xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, cơ quan có thẩm quyền sẽ tra cứu được các thông tin cư trú, nhân thân. Mặt khác, để thực hiện điều chỉnh thông tin về chủ hộ, hộ tịch liên quan đến sổ hộ khẩu, người dân cần thực hiện theo quy định tại Điều 26, Luật Cư trú năm 2020. Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú, gồm: tờ khai thay đổi thông tin cư trú; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin”.

Không có sổ hộ khẩu có mua nhà được không
Không có sổ hộ khẩu có mua nhà được không

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để mua nhà?

Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho nhà đất gồm có:

– Đơn đăng theo Mẫu số 09/ĐK.

Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Ngoài ra, nếu người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cùng thời điểm nộp hồ sơ đăng ký biến động cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi nhận chuyển nhượng, tặng cho bất động sản theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.

– Các giấy tờ dùng để làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).

Hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng

Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng

Theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ công chứng nhà đất gồm các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của tổ chức công chứng nên các bên đến trực tiếp rồi điền theo mẫu của họ).

– Dự thảo hợp đồng do các bên thỏa thuận (thông thường công chứng viên sẽ soạn theo mẫu của phòng/văn phòng công chứng và người yêu cầu công chứng sẽ trả thù lao soạn hợp đồng nên các bên không cần chuẩn bị hợp đồng trước).

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (thực tế yêu cầu giấy tờ của các bên) như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.

– Bản sao Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ).

– Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có, như:

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng tài sản chung/riêng.

+ Bản sao giấy tờ về thẩm quyền đại diện/ủy quyền như hợp đồng ủy quyền.

+ Sổ hộ khẩu (vì quy định chỉ được công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành nơi có nhà đất nên khi công chứng các bên thường yêu cầu có sổ hộ khẩu).

Lưu ý: Bản sao là bản chụp hoặc bản in hoặc bản đánh máy có nội dung chính xác, đầy đủ như bản chính và không phải chứng thực.

* Hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp đồng

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

– Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (mang bản chính để đối chiếu).

– Bản sao Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) và phải mang bản chính để đối chiếu.

Tóm lại, hồ sơ yêu cầu công chứng hoặc chứng thực không có quy định bắt buộc phải có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên trên thực tế nhiều Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc phòng/văn phòng công chứng vẫn yêu cầu.

Thủ tục mua nhà khi không có sổ hộ khẩu

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nếu bên chuyển nhượng tự nộp thuế thu nhập cá nhân thì hồ sơ đăng ký biến động không cần tờ khai thuế thu nhập cá nhân. Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Hộ gia đình, cá nhân không nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

– Đại phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

– Người dân nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế.

Bước 3: Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ,…

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Không có sổ hộ khẩu có mua nhà được không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; tra cứu quy hoạch đất đai… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thu hồi sổ hộ khẩu thì dùng giấy tờ gì để thay thế?

Theo quy định Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 01/7/2022, mọi thông tin liên quan đến cư trú đều được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, công dân chỉ cần xuất trình thẻ CCCD, cơ quan có thẩm quyền sẽ tra cứu được các thông tin cư trú, nhân thân. Trong trường hợp, người bị thu hồi sổ hộ khẩu khi làm các thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA nhưng vẫn cần giấy tờ chứng minh cư trú, công dân có thể sử dụng “Giấy các nhận thông tin về cư trú”.

Mua bán nhà bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay (không công chứng hoặc chứng thực) vẫn hợp pháp nếu việc chuyển nhượng diễn ra trước ngày 01/7/2014.

 Sổ hộ khẩu có giá trị pháp lý như thế nào?

Sổ hộ khẩu còn được coi là một loại giấy tờ quan trọng để thực hiện các giao dịch dân sự. Chẳng hạn như để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc,… đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.