Khoản 1 Điều 109 Luật xây dựng quy định nội dung gì?

23/05/2023 | 15:57 179 lượt xem Trang Quỳnh

Luật Xây dựng là hệ thống văn bản pháo luật quy định hoạt động xây dựng, quy định về quyền và nghĩa vụ của các nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng và có hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Luật Xây dựng có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đầu tư để họ có thể tiến hành thi công xây dựng công trình theo đúng quy định. Hiện nay Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã điều chỉnh một số điều luật xây dựng cũ và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tại nội dung bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về Khoản 1 Điều 109 Luật xây dựng quy định nội dung gì? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020

Khoản 1 Điều 109 Luật xây dựng quy định nội dung gì?

Văn bản pháp luật xây dựng đầu tiên được ban hành từ những năm 1960, 1970 cho đến trước năm 2003 với nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị. Ngày nay, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 được ban hành đã ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật xây dựng, tại Điều 109 Luật Xây dựng có quy định về yêu cầu đối với công trường xây dựng như sau:

Điều 109. Yêu cầu đối với công trường xây dựng

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:

a) Tên, quy mô công trình;

b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;

c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;

d) Bản vẽ phối cảnh công trình.

Như vậy, công trường xây dựng cần phải đáp ứng điều kiện:

– Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:

+ Tên, quy mô công trình;

+ Ngày khởi công, ngày hoàn thành;

+ Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;

Khoản 1 Điều 109 Luật xây dựng quy định nội dung gì?

+ Bản vẽ phối cảnh công trình.

– Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:

+ Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;

+ Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;

+ Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;

+ Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.

– Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng.

Nguyên tắc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Hoạt động đầu tư xây dựng được hiểu là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Pháp luật quy định chi tiết về những nguyên tắc trong hoạt động đầu tư xây dựng cần phải tuân thủ như sau:

Căn cứ Điều 4 Luật Xây dựng 2014 quy định nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm:

– Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

– Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

– Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

– Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

– Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

– Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

– Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

– Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng (được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

– Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường. (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020).

Điều kiện khởi công xây dựng công trình bao gồm những gì?

Việc khởi công xây dựng là buổi lễ được tổ chức khi bắt đầu xây dựng một công trình, dự án mới nào đó. Theo quan niệm của người xưa thì lễ khởi công chính chính là đang xin phép Thổ Địa cho phép xây dựng trên mảnh đất đã chọn cũng như cầu mong mọi điều tốt lành cho công trình, pháp luật hiện hành quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình như sau:

Tại Điều 107 Luật Xây dựng 2014 (khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có nêu điều kiện khởi công xây dựng như sau:

– Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

+ Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

+ Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;

+ Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;

+ Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;

+ Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;

+ Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

– Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào?

Pháp luật quy định việc có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng được xem là điều kiện đầu tiên trong các điều kiện để khởi công xây dựng công trình, điều đó chứng tỏ được vai trò quan trọng của mặt bằng xây dựng, là nơi hình thành nên công trình xây dựng.

Căn cứ Điều 108 Luật Xây dựng 2014 quy định về chuẩn bị mặt bằng xây dựng như sau:

– Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

– Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.

– Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi công theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.

– Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Khoản 1 Điều 109 Luật xây dựng quy định nội dung gì?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tách sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng là gì?

Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Đối tượng áp dụng Luật xây dựng là gì?

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Quy định về loại và cấp công trình xây dựng như thế nào?

1. Công trình xây dựng được phân theo loại và cấp công trình.
2. Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình quốc phòng, an ninh.
3. Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình căn cứ vào quy mô, mục đích, tầm quan trọng, thời hạn sử dụng, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình.
Cấp công trình gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.