Hướng dẫn xin trích lục hồ sơ đất đai nhanh, chuẩn năm 2023

16/10/2023 | 12:02 189 lượt xem Trà Ly

Trong quá trình sử dụng đất, người dân có thể cần các thông tin, giấy tờ liên quan đến đất đai của minh. Để có thể nắm được các thông tin, giấy tờ đất đai thì người sử dụng đất cần xin trích lục hồ sơ đất đai tại cơ quan có thẩm quyền. Có thể nhiều người còn chưa biết xin trích lục hồ sơ đất đai như thế nào? Nếu bạn chưa biết cách xin trích lục hồ sơ đất đai, hãy tham khảo Hướng dẫn xin trích lục hồ sơ đất đai nhanh, chuẩn năm 2023 dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Trích lục hồ sơ đất đai là gì?

Trên thực tế sử dụng đất ta có thể cần đến một số thông tin về các hồ sơ, giấy tờ đất đai của mình trong một vài trường hợp. Do đó để có được các giấy tờ, hồ sơ, thông tin đất đai chính xác thì người sử dụng đất cần xin trích lục hồ sơ đất đai tại cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, người sử dụng đất cần nắm được trích lục hồ sơ đất đai là gì để có thể nhanh chóng thực hiện thủ tục khi cần thiết.

Trích lục hồ sơ đất đai là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có;

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, có thể hiểu trích lục hồ sơ đất đai là hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất với các nội dung như:

– Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ số,…

– Diện tích (mét vuông);

– Mục đích sử dụng đất;

– Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú;

– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;

– Bản vẽ thửa đất gồm thông tin về sơ đồ thửa đất và chiều dài cạnh thửa.

Trích lục hồ sơ đất đai về bản chất không phải là một văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất của người sử dụng đất mà chỉ có ý nghĩa cung cấp những thông tin, đặc điểm của một thửa đất nhất định.

Các trường hợp cần trích lục hồ sơ đất đai

+ Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Khi có yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất;

+ Xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Hồ sơ xin trích lục hồ sơ đất đai gồm những gì?

Để được cung cấp trích lục hồ sơ đất đai thì người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ xin trích lục hồ sơ đất đai và gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Để yêu cầu được giải quyết nhanh chóng thì người sử dung đất cần nắm được hồ sơ xin trích lục hồ sơ đất đai gồm những gì và chuẩn bị đầy đủ, chính xác theo quy định.

Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT  quy định hồ sơ xin trích lục hồ sơ đất đai cần có những giấy tờ sau

+ Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai;

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất;

+ Giấy tờ pháp lý cá nhân của người xin trích lục;

+ Giấy ủy quyền nhờ người khác thực hiện;

+ Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền.

xin trích lục hồ sơ đất đai nhanh

Hướng xin trích lục hồ sơ đất đai

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quy định thì người sử dụng đất thực hiện thủ tục xin trích lục hồ sơ đất đai tại cơ quan có thẩm quyền. Có thể nhiều người hiện nay chưa nắm được cách xin trích hồ sơ đất đai tại cơ quan có thẩm quyền như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được xin trích lục hồ sơ đất đai như thế nào nhé.

Về thủ tục xin trích lục hồ sơ đất đai tại Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

Điều 12. Trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai

1. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;

b) Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

c) Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

3. Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

4. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

b) Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Theo đó, thủ tục xin trích lục hồ sơ đất đai bao gồm 3 bước:

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu tại văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
  • Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
  • Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

– Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu;

– Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có);

– Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

– Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể;

– Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân;

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật;

– Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp).

Bước 3. Trả kết quả

– Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn xin trích lục hồ sơ đất đai nhanh, chuẩn năm 2023. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như mẫu đơn xin nghỉ việc đơn giản…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ đất đai như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như sau:
Điều 5. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
2. Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.
3. Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.
Như vậy, nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ đất đai được thực hiện như quy định trên.

Hồ sơ địa chính bao gồm những thành phần nào?

Tại Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về thành phần hồ sơ địa chính cụ thể như sau:
Điều 4. Thành phần hồ sơ địa chính
1. Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
a) Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
b) Sổ địa chính;
c) Bản lưu Giấy chứng nhận.
2. Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
a) Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
b) Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
c) Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
Theo đó, hồ sơ địa chính bao gồm những có các tại liệu nêu trên.