Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thế nào?

28/08/2022 | 22:54 11 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi và chồng tôi có ý định mua lại nhà ở cũ thuộc sở hữu của nhà nước. Như vật có cần thiết phải lập hợp đồng hay không? Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước sẽ bao gồm những nội dung gì theo quy định? Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước như thế nào? Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước có cần công chứng gì không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà ở cũ thuộc quyền sở hữu nhà nước là gì?

Theo Khoản 4 Điều 80 Luật nhà ở 2014 thì nhà ở cũ được quy định là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:

“Nhà ở cũ được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và đang cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.”

Điểm d Khoản 1 nghị định 34/2013/NĐ-CP Quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cũng quy định: “Nhà ở được tạo lập bằng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang xác lập thuộc sở hữu nhà nước và được bố trí sử dụng vào mục đích để ở theo quy định của pháp luật, bao gồm cả nhà ở thuộc diện tự quản (sau đây gọi chung là nhà ở cũ).”

Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định: ” Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

Theo đó Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà ở cũ thuộc quyền sở hữu nhà nước là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán là cơ quan nhà nước, theo đó cơ quan nhà nước tức bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho cơ quan nhà nước.

Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thế nào?
Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thế nào?

Trình tự thực hiện mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

– Bước 1: Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định);

– Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận, ghi giấy biên nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và lập danh sách người mua nhà ở. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất. Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ở xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giá bán nhà ở của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, quyết định. Đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị Hội đồng xác định giá bán nhà ở họp để xác định giá; sau đó trình Bộ Quốc phòng ban hành quyết định bán nhà ở cũ;

– Bước 3: Căn cứ vào báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ban hành quyết định bán nhà ở cũ, trong đó nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉ nhà ở được bán, giá bán nhà ở cũ và giá chuyển quyền sử dụng đất và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để phối hợp thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở;

– Bước 4: Sau khi nhận quyết định bán nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở.

Thành phần hồ sơ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước gồm những gì?

– Đơn đề nghị mua nhà ở cũ;

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng ký kết hôn;

– Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợp pháp; giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.

– Trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã xuất cảnh ra nước ngoài thì phải có văn bản ủy quyền (có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực theo quy định) cho các thành viên khác đứng tên mua nhà ở; nếu có thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã chết thì phải có giấy chứng tử kèm theo.

– Trong trường hợp có thành viên thuê nhà ở khước từ quyền mua và đứng tên trong Giấy chứng nhận thì phải có văn bản khước từ quyền mua, không đứng tên trong Giấy chứng nhận và cam kết không có tranh chấp, khiếu kiện về việc mua bán nhà ở này;

Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thế nào?
Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thế nào?

Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thế nào?

a) Yêu cầu, điều kiện 1:

– Người đề nghị mua nhà ở cũ phải thuộc các đối tượng được bố trí nhà ở (như mục 8.10 Thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước).

b) Yêu cầu, điều kiện 2:

– Người mua nhà ở cũ có hợp đồng thuê và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này, trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên để ký hợp đồng mua nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;

– Đã đóng tiền thuê nhà đầy đủ theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở;

– Phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũ;

– Nhà ở không thuộc phải không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu kiện.

Tải xuống Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; tư vấn đặt cọc đất… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ Luật sư tư vấn qua số điện thoại: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

 Điều kiện để mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là gì?

Khoản 1 Điều 25 Nghị định 34/2013NĐ-CP Quy định về đối tượng được mua và điều kiện nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện được bán như sau:
– Đối với ngời mua nhà: Người mua phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở, đã đóng tiền thuê nhà ở đầy đủ theo quy định, có đơn đề nghị mua nhà ở và nhà ở đó không có tranh chấp, khiếu kiện;

Cơ quan nào được bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?

Cơ quan bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Điều 26 Nghị định 34/2013/NĐ-CP quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: ” Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở và giao cho cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này.

Trong hợp đồng mua bán nhà cũ thuộc sở hữu nhà nước thì bên bán cần có những thông tin gì?

– Tên cơ quan: …
– Địa chỉ cơ quan. ……
– Do ông (bà):………. chức vụ:……….
– Điện thoại:……… Fax:…….