Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất

19/10/2022 | 10:19 122 lượt xem Lò Chum

Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất

Thưa luật sư, con trai tôi có dự định mở cửa hàng sửa chữa điện thoại, vì chưa có vốn mà cũng muốn giúp con trai nên tôi muốn mang sổ đỏ nhà đất của nhà tôi để đi cầm ở ngân hàng vay một số tiền cho con. Tôi muốn hỏi luật sư là nếu mà cầm có quyền sử dụng đất ở ngân hàng thì có cần phải làm hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất hay không? Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào? Muốn lập Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất cần có điều kiện gì không? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm cầm cố

Theo quy định tại điều 309 Bộ luật dân sự 2015

 Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Cầm cố là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của pháp luật dân sự  Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ.

Quy định pháp luật về quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là gì?

Theo Luật đất đai 2013 định nghĩa thì đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.

Song song đó, luật cũng đưa ra khái niệm về giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Còn giá trị quyền sử dụng đất là giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng đất trên một đơn vị diện tích xác định trong một thời gian sử dụng nhất định.

Người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước.

Người sử dụng đất có các quyền:

1) Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2) Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

3) Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

4) Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

5) Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

6) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất… theo quy định của pháp luật về đất đai.

Có thể cầm cố quyền sử dụng đất không?

– Với quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” và Điều 115 BLDS 2015 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Mặc dù BLDS 2015 không quy định quyền sử dụng đất là bất động sản nhưng trong Luật Kinh doanh bất động sản đã có nhiều điều khoản quy định cho thấy quyền sử dụng đất là bất động sản.

– Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định trong BLDS 2015 là các bên tham gia quan hệ xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Có thể thấy, đây là điểm khác biệt có ý nghĩa vô cùng to lớn của BLDS 2015.

– Vì quyền sử dụng đất được luật thừa nhận là quyền tài sản, là bất động sản nên quyền sử dụng đất là tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể có quyền sử dụng đất đó. Đây là quyền tài sản đặc biệt do quan điểm của Nhà nước coi đất là loại tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, tài nguyên khan hiếm, phân bổ hạn điền cho phù hợp với số dân, tránh đầu cơ tích tụ đất .

Vì vậy, với quy định hiện nay của BLDS 2015 và Luật Đất đai 2013 thì hoàn toàn có thể cầm cố quyền sử dụng đất miễn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Bởi lẽ, BLDS 2015 cho phép cầm cố bất động sản, Luật Đất đai 2013 không cấm cầm cố quyền sử dụng đất. Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất “được” thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai (khoản 1 Điều 167) mà không có quy định hạn chế quyền của người sử dụng. Do đó, người sử dụng đất hoàn toàn có quyền cầm cố quyền sử dụng đất theo quy định của BLDS 2015.

Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất

Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất
Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố quyền sử dụng đất?

– Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. Đây là một

– Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

– Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 BLDS 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

– Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

– Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. – Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố quyền sử dụng đất?

– Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

– Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

– Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

– Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

– Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp:

(1) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

(2) Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

(3) Tài sản cầm cố đã được xử lý;

(4) Theo thỏa thuận của các bên.

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 BLDS 2015 (nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác) hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định của pháp luật về cầm cố quyền sử dụng đất

Trong quan hệ dân sự, cầm cố đất hay cầm cố quyền sử dụng đất đã có từ rất lâu với những tên gọi khác nhau như: cầm cố đất, cố đất, thục đất, cầm cố quyền sử dụng đất (Quan hệ dân sự này diễn ra nhiều là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

BLDS 2015, bên cạnh quy định cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, BLDS 2015 còn quy định: “Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.

Như vậy, BLDS 2015 đã ghi nhận rõ ràng khả năng cầm cố bất động sản nếu luật cho phép. Theo quy định của BLDS 2015 thì bất động sản bao gồm:

(1) Đất đai;

(2) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

(3) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

(4) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Trong thực tiễn đời sống dân sự, việc cầm cố quyền sử dụng đất diễn ra từ lâu và khá phổ biến. Trong điều kiện Nhà nước đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 thì Điều 167 cần bổ sung thêm quy định quyền của người sử dụng đất là được quyền cầm cố. Và khi có điều kiện, cần cân nhắc sửa đổi, bổ sung quy định về cầm cố tài sản là bất động sản một cách đầy đủ, rõ ràng hơn, đặc biệt là khái niệm “cầm cố tài sản” quy định tại Điều 309 BLDS 2015 sao cho bao quát cả tài sản cầm cố là quyền sử dụng đất. Đồng thời, phải xác định quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt để có quy định hợp lý về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố tài sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hệ quả pháp lý của việc cầm cố đất đai như thế nào?

Hiện nay, khi quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản, Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 có ghi nhận rằng trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Như vậy, vô hình trung Bộ luật Dân sự đã ghi nhận việc cầm cố bất động sản là được phép theo quy định của Luật.
Theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 thì bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật. Tuy Bộ luật Dân sự không thể hiện rõ quyền sử dụng đất là bất động sản nhưng trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có nhiều điều khoản ghi nhận quyền sử dụng là bất động sản.

Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất là gì ?

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở được chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau khi có đủ các điều kiện sau đây:
1) Thuận tiện cho sản xuất và đời sống;
2) Sau khi chuyển đổi quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đó đúng mục đích, đúng thời hạn được quy định khi Nhà nước giao đất.
Tuy nhiên, kể từ khi Luật đất đai những năm trước được ban hành, điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất được sửa đổi, theo đó, hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi quyền sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân khác khi có một trong các điều kiện sau:
1) Đất nông nghiệp đang sử dụng theo hình thức không phải là đất thuê trong cùng một xã, phường, thị trấn;
2) Đất được Nhà nước cho thuê trước ngày 01.7.2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm nay chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng;
3) Đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng.

Cách thức giải quyết tranh chấp khi cầm cố quyền sử dụng đất?

Vì tranh chấp hợp đồng cầm cố đất là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nhà đất tọa lạc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
Hồ sơ khởi kiện có thể được gửi trực tiếp hoặc thông qua đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).