Để xây dựng một cảnh quan đẹp hay để phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, cơ quan có thẩm quyền cần có kế hoạch, quy hoạch đất đai một cách khoa học, hợp lý. Để kế hoạch, quy hoạch đất đai được thẩm định thì cần trình đầy đủ hồ sơ theo quy định. Vậy, Hồ sơ quy hoạch đất đai gồm những giấy tờ gì? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Luật Quy hoạch 2017
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
Quy hoạch đất đai là gì?
Có thể thấy, ở các địa phương việc quy hoạch đất đai ngay càng được thực hiện sát sao đem lại sự phát triển về kinh tế – xã hội. Quy hoạch đất đai vai trò quan trọng đối với sự phát triển của địa phương chính vì vậy mà người dân nên nắm bắt được quy hoạch đất đai tại địa phương mình như thế nào.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”
Theo đó, quy hoạch đất đai có thể hiểu theo định nghĩa nêu trên.
Nguyên tắc lập quy hoạch đất đai
Để việc phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương được diễn ra theo hướng tốt nhất thì việc quy hoạch đất đai đúng cách là rất quan trọng. Khi lập quy hoạch đất đai, cơ quan nhà nước cần tuân thủ đúng nguyên tắc mà pháp luật quy định. Người dân cũng như cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch cũng có thể dựa trên những nguyên tắc này để đánh giá về kế hoạch quy hoạch đất đai.
Nguyên tắc lập quy hoạch đất đai được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
– Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
– Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
– Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;
– Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Hồ sơ quy hoạch đất đai gồm những giấy tờ gì?
Để trình lên cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch quy hoạch đất đai, cơ quan xây dựng kế hoạch quy hoạch đất đai cần nộp một bộ hồ sơ. Để được thẩm định và phê duyệt một cách nhanh chóng thì bộ hồ sơ cần đầy giấy tờ, tài liệu hợp lệ. Hãy cùng xem hồ sơ quy hoạch đất đai gồm những giấy tờ gì qua nội dung dưới đây nhé.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạch 2017 quy định về hồ sơ trình thẩm định quy hoạch như sau:
“Điều 31. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch
1. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Tờ trình;
b) Báo cáo quy hoạch;
c) Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
e) Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
…“
Theo đó, hồ sơ trình thẩm định quy hoạch đất đai bao gồm các giấy tờ chủ yếu sau đây:
– Tờ trình;
– Báo cáo quy hoạch;
– Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch;
– Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
– Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
– Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
Trình tự thẩm định quy hoạch đất đai
Việc quy hoạch đất đai mà địa phương xây dựng có được thực hiện trên thực tế hay không phải trải qua giai đoạn thẩm định. Việc thẩm định quy hoạch đất đai được thực hiện theo quy đinh pháp luật. Do đó, để tránh xảy ra sai sót thì cơ quan có thẩm quyền cần thẩm định một cách sát sao, nghiêm túc theo trình tự thủ tục đặt ra.
Căn cứ và Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch đất như sau:
“Điều 9. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;
c) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để trình phê duyệt;
g) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
2. Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;
c) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định quy hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất; trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua; gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường để trình phê duyệt;
g) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
3. Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này; thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng cấp huyện thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.“
Như vậy, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch đất được thực hiện theo thẩm quyền như trên.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hồ sơ quy hoạch đất đai gồm những giấy tờ gì 2023” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Hãy liên hệ tới chúng tôi để giải quyết vấn đề của bạn: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
+ Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;
+ Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
+ Hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường;
+ Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Đất đai 2013 quy định thì hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm các cấp như sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
+ Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.