Hình thức sử dụng đất chung là gì?

18/11/2022 | 11:08 370 lượt xem Thủy Thanh

Trong sổ đỏ( hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dựng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ) có chứa rất nhiều thông tin quan trọng về mảnh đất đó như là vị trí thửa đất, diện tích, chủ sở hữu mảnh đất và cả hình thức sử dụng đất của mảnh đất đó. Trong sổ đỏ thường ghi hình thức sử dụng đất sẽ gồm “sử dụng riêng” hoặc “sử dụng chung”, vậy hình thức sử dụng đất chung là gì?. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi mới vừa mua một căn chung cư trên Hà Nội. Sau khi mua và hoàn tất thủ tục sang tên giấy chứng nhận thì tôi có thấy trong giấy chứng nhận quyền sử dụng của căn nhà này ghi hình thức sử dụng đất là sử dụng chung. Luật sư cho tôi hỏi là hình thức sử dụng đất chung là gì ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Hình thức sử dụng đất được hiểu như thế nào?

Trong các bộ Luật đất đai trước đây, cụm từ ” hình thức sử dụng đất” chưa được ghi nhận với tư cách là một thuật ngữ pháp lý chính thức. Tuy nhiên kể từ khi Luật đất đai năm 2003 ra đời đã cho phép người sử dụng đất có quyền được lựa chọn giữa hình thức “cho thuê đất” hoặc được “giao đất có thu tiền sử dụng đất”. Và “hình thức sử dụng đất” từ đó trở thành một thuật ngữ pháp lý hay một khái niệm học thuật. 

Hình thức sử dụng đất là một khái niệm mang ý nghĩa tương đồng với các hình thức phân phối đất đai của Nhà nước và hình thức này gắn liền với những trường hợp sử dụng đất khác nhau. Nói theo cách khác, hình thức sử dụng đất chính là biểu hiện của việc phân phối đất đai mà Nhà nước áp dụng lên các đối tượng sử dụng đất với mục đích cụ thể. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc quyết định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Hình thức sử dụng đất gồm 02 loại: Hình thức sử dụng riêng và hình thức sử dụng chung.

Cách ghi hình thức sử dụng đất

Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, hình thức sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận được ghi như sau:

– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng.

– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng.

– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.

Hình thức sử dụng đất chung là gì
Hình thức sử dụng đất chung là gì

Hình thức sử dụng đất chung là gì?

Trong trường hợp đất đai thuộc quyền sở hữu của cùng một số người thì hình thức sử dụng đất là sử dụng chung.

– Nếu toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;

Bên cạnh đó, nếu mảnh đất ở có ao vườn mà trong đó diện tích đất ở nhỏ hơn so với diện tích toàn mảnh đất và có hình thức sử dụng riêng, sử dụng chung đối với từng khu vực đất thì trong sổ đỏ sẽ được ghi “sử dụng riêng” hoặc “sử dụng chung” kèm theo diện tích và mục đích sử dụng. 

Điểm khác biệt giữa đất sử dụng chung và sử dụng riêng

Một mảnh đất có thể chia ra làm nhiều phần khác nhau và mỗi phần thuộc quyền sở hữu của những người khác nhau. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở những gia đình có nhiều tài sản để phân chia cho con cái. Chính vì thế quyền sử dụng đất ngày nay có sự khác biệt rõ ràng.

Sự khác biệt giữa hình thức sử dụng đất chung và hình thức sử dụng đất riêng được đánh giá dựa trên hai tiêu chí là Người có quyền sử dụng đất và Người có quyền thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Người có quyền sử dụng đất

– Đối với hình thức sử dụng đất riêng: Đất đai thuộc quyền sở hữu của một người sở hữu duy nhất như một cá nhân, một tổ chức, một hộ gia đình, một tổ chức tôn giáo, một cá nhân nước ngoài hay một người Việt Nam định cư tại nước ngoài.

– Đối với hình thức sử dụng đất chung: Đất đai sẽ thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất.

Người có quyền thừa kế, tặng cho và chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Đối với hình thức sử dụng riêng:

  • Nếu là một cá nhân thì sẽ có toàn quyền quyết định trong việc tặng cho, chuyển nhượng hay thừa kế tài sản.
  • Nếu là một hộ gia đình thì khi thực hiện chuyển nhượng hay tặng cho đất đai cần có văn bản ghi nhận sự đồng ý của toàn bộ thành viên trong gia đình.
  • Nếu là hai vợ chồng khi chuyển nhượng và tặng cho cần có sự đồng ý của cả 2 bên.
  • Đối với trường hợp thừa kế khi người sở hữu là hai vợ chồng thì nếu 1 bên qua đời trước thì bên còn lại sẽ được hưởng 1/2 giá trị mảnh đất.

– Đối với hình thức sử dụng chung: dựa theo điểm b khoản 2 điều 167 của Luật đất đai năm 2013, thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định rõ ràng như sau:

  • Trong trường hợp nếu quyền sử dụng đất được phân chia theo nhiều phần khác nhau thì khi muốn thực hiện quyền đối với mảnh đất của mình cần phải thực hiện các thủ tục tách đất theo quy định.
  • Trong trường hợp nếu quyền sử dụng đất không được chia thành nhiều phần thì khi thực hiện quyền sử dụng đất, nhóm người cùng sở hữu đất cần ủy quyền cho người đại diện.

Điểm khác biệt giữa hình thức sử dụng đất là “sử dụng chung” và “sử dụng riêng” là ai có quyền sử dụng đất và quyền quyết định khi thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Nếu “sử dụng riêng” thì người sử dụng đất có toàn quyền quyết định, “sử dụng chung” phải có sự thỏa thuận khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Các chủ thể sử dụng đất hiện nay

Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế sử dụng đất đai do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Các chủ thể sử dụng đất này gồm các tổ chức trong nước; cá nhân, hộ gia đình trong nước; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013.

Như vậy có thể phân loại chủ thể sử dụng đất thành 02 nhóm, gồm:

Nhóm chủ thể sử dụng đất trong nước:

  • Hộ gia đình, cá nhân giao đất, cho thuê đất;
  • Các tổ chức trong nước bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
  • Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng,
    ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất;
  • Cơ sở tôn giáo gồm: chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước giao đất.

Nhóm chủ thể sử dụng đất có yếu tố nước ngoài

  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai.com sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hình thức sử dụng đất chung là gì” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline:  0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hình thức sử dụng đất chung cư là riêng hay chung?

Để biết đất xây dựng nhà chung cư là sử dụng riêng hay sử dụng chung cần căn cứ vào quy định chế độ sử dụng đất xây dựng nhà chung cư.
Tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“3. Quyền sử dụng đất và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong các dự án xây dựng nhà chung cư để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ chung cư, văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, dịch vụ trong nhà chung cư (sau đây gọi chung là căn hộ) bao gồm diện tích đất xây dựng khối nhà chung cư, làm sân, trồng hoa, cây xanh xung quanh nhà và đất xây dựng các công trình hạ tầng bên ngoài nhà chung cư nhưng để phục vụ trực tiếp cho nhà chung cư được chủ đầu tư bàn giao cho các chủ sở hữu căn hộ tự tổ chức quản lý, sử dụng theo dự án đầu tư…”.
Như vậy, diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ chung cư gồm:
– Diện tích xây dựng khối nhà chung cư;
– Diện tích làm sân, trồng hoa, cây xanh xung quanh nhà;
– Diện tích đất xây dựng các công trình hạ tầng bên ngoài nhà chung cư nhưng để phục vụ trực tiếp cho nhà chung cư.
Theo đó, đối với chủ sở hữu căn hộ chung cư khi mua căn hộ sẽ được cấp Sổ hồng trong đó hình thức sử dụng đất được ghi là “Sử dụng chung”.

Có những hình thức sử dụng đất nào hiện nay?

Theo như Luật đất đai năm 2013, hình thức sử dụng đất được áp dụng hiện nay là:
Đối với hình thức nhận quyền sử dụng đất từ Nhà nước:
– Được Nhà nước chuyển giao đất
– Được Nhà nước cho thuê đất
– Được Nhà nước cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất
– Được Nhà nước công nhận về quyền sử dụng bất động sản
 Đối với hình thức nhận quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác:
– Nhận chuyển đổi
– Nhận chuyển nhượng
– Nhận thừa kế
– Nhận tặng cho
– Nhận góp vốn
Hình thức thuê lại quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất khác.