Góp vốn mua đất nhưng không công chứng, được không?

04/08/2023 | 11:58 75 lượt xem Gia Vượng

Góp vốn mua đất là một phương thức đầu tư và sở hữu đất đai phổ biến, trong đó nhiều chủ thể cùng nhau đóng góp một khoản tiền hoặc tài sản khác để mua một mảnh đất cụ thể. Phương thức này giúp chia sẻ rủi ro và gánh nặng tài chính, đồng thời tạo ra cơ hội sở hữu một phần trong tài sản đất đai mà cá nhân hoặc tổ chức có thể khó có khả năng sở hữu một mình. Vậy khi góp vốn mua đất nhưng không công chứng, có được không? Việc góp vốn mua chung đất có gặp rủi ro gì không, hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về hợp đồng góp vốn mua đất như thế nào?

Hợp đồng là văn bản ghi nhận những thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc thay đổi, xác lập, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn hợp pháp bao gồm: quyền sử dụng đất, đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Hiểu theo một cách đơn giản, hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản thỏa thuận việc góp vốn (có thể góp tiền hoặc góp tài sản) để mua đất với mục tiêu thu lại lợi nhuận hoặc đặt được quyền sử dụng một thửa đất. Văn bản được ký kết dựa trên sự đồng ý tham gia của cá nhân hoặc tổ chức, của hai hoặc nhiều người,…

Cách thức phân chia lợi nhuận sau khi sang nhượng, bán lại sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia góp vốn. Thêm vào đó, thỏa thuận của các bên cần phải đảm bảo nghiêm túc tuân thủ những quy định của pháp luật. Bởi vậy, việc soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là công đoạn quan trọng khi nhiều cá nhân, tổ chức có ý định hùn vốn đầu tư chung một dự án. Các bên ký kết cần quan tâm kỹ càng đến mọi thông tin nhỏ nhất, từng điều khoản trong hợp đồng.

Góp vốn mua đất nhưng không công chứng, có được không?

Hợp đồng góp vốn mua đất cần có những nội dung gì?

Một hợp đồng chung vốn mua đất chuẩn xác cần có đầy đủ những nội dung như sau:

  • Thông tin của các bên tham gia góp vốn như họ và tên, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, hộ khẩu thường trú,…
  • Tổng giá trị vốn góp và tỷ lệ góp vốn của mỗi bên tham gia
  • Tài sản góp vốn (dưới các hình thức như tiền, vàng hoặc tài sản có giá trị tương đương)
  • Hình thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt, tài sản, loại tiền tệ,…)
  • Cách giải quyết tranh chấp 
  • Mục đích góp vốn
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
  • Thời hạn góp vốn

Góp vốn mua đất nhưng không công chứng, có được không?

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng này có thể được xác lập bằng hành vi, lời nói và văn bản, nhưng không phải dưới một hình thức nhất định.

Hiện nay, theo quy định của Luật Dân sự, hợp đồng góp vốn (tiền) mua đất phải có công chứng. Nhưng thực tế, trong hợp đồng góp vốn mua đất, mỗi bên góp giá trị rất lớn. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của bản thân khi xảy ra tranh chấp, bạn vẫn nên đi công chứng, chứng thực.

Những rủi ro thường gặp khi góp vốn mua chung mảnh đất

  • Trường hợp chỉ có một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những người khác không đứng tên, cũng không có văn bản thỏa thuận về việc góp vốn mua đất thì sẽ bị mất quyền lợi nếu người kia gian dối, không thừa nhận việc góp vốn.
  • Khi khai thác quyền sử dụng đất, nếu muốn chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải có sự đồng ý của tất cả. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều người không thông qua ý kiến cho phép của tất cả người có quyền đối với thửa đất đó và dẫn đến tranh chấp.
  • Tuy trên thực tế có tồn tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên của nhiều người cùng góp tiền mua đất, nhưng khi khai thác quyền sử dụng đất lại không xác định được giới hạn của quyền khai thác trong mảnh đất đã mua và dễ xảy ra tranh chấp.
  • Thủ tục tách thửa, tách sổ khi góp vốn mua đất không hề dễ dàng. Trường hợp mảnh đất sở hữu chung có diện tích quá nhỏ thì sẽ không thể tiến hành thủ tục tách được thửa đất.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Góp vốn mua đất nhưng không công chứng, có được không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý chia thừa kế đất hộ gia đình, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua chung đất, sẽ giải quyết bằng những phương thức nào?

Căn cứ theo Điều 202, 203 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Tự hoà giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đã tiến hành hòa giải nhưng không thể thống nhất thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.
Trường hợp không thể giải quyết ở Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp Hợp đồng góp vốn mua đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm Đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo;
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
Bước 4: Tòa án triệu tập đương sự lấy lời khai; thực hiện các hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ khác;
Bước 5: Tòa án mở phiên họp hòa giải; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố chứng cứ;
Bước 6: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.

Cần lưu ý gì khi thực hiện ký kết hợp đồng góp vốn mua đất?

Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất, nhằm phòng tránh tối đa các rủi ro, các bên cần lập thành văn bản hoặc mang đến công chứng tại các văn phòng, cơ quan hành nghề công chứng. Nội dung của hợp đồng do các bên liên quan tự thỏa thuận nhưng không được trái với quy định về chữ viết, hình thức giao kết, nội dung giao kết… của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời, khi soạn thảo hợp đồng, các bên tham gia cần lưu ý một số nội dung như sau:
Các bên cần thỏa thuận rõ ràng mức đóng góp cụ thể của từng bên, phân chia lợi nhuận rõ ràng của mỗi bên được hưởng khi hợp tác đầu tư, kinh doanh. Thêm vào đó, hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể để ràng buộc các bên tham gia và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ ra chính xác cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi xảy ra  mâu thuẫn.
Thỏa thuận kỹ càng các điều khoản liên quan đến tài chính khi hợp tác và quá trình xử lý tài sản sở hữu chung, khai thác giá trị tài sản, nêu rõ về phương thức chấm dứt hợp tác và những lựa chọn xử lý tài sản khi hợp tác kết thúc.
Thỏa thuận rõ ràng về việc chỉ mua bán đất đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về dân sự, đất đai, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến góp vốn mua bán đất.
Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, các bên tham gia vì  không thể lường trước rủi ro, nên soạn thảo các quy định để bổ sung, sửa đổi hợp đồng nhằm cùng thỏa thuận về các vấn đề có thể sinh ra trong quá trình thực hiện hợp đồng,…