Để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường rừng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất là một quá trình quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng việc khai thác và sử dụng đất rừng diễn ra một cách bền vững và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng. Bằng cách xây dựng và thực thi chính sách hợp lý, chúng ta có thể đảm bảo rằng rừng vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tương lai bền vững cho hành tinh chúng ta. Hãy cùng chúng tôi tòm hiểu chi tiết về quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất tại nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Đất rừng sản xuất là gì?
Đất rừng sản xuất là một trong những loại đất lâm nghiệp quan trọng, được sử dụng chủ yếu để phục vụ các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đây là loại đất có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và đóng góp to lớn vào năng suất và sản lượng của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất rừng sản xuất là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp và được phân loại thành 02 loại sau:
– Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung. (Khoản 6 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017)
– Đất rừng sản xuất là rừng trồng
Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng. (Khoản 7 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017)
Quy định về giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng như thế nào?
Trong mục đích sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất có thể được sử dụng để trồng cây trồng như lúa, cây lâu năm như cây cà phê, cao su, cây điều, và nhiều loại cây trồng khác. Nhờ vào khí hậu thích hợp và đất phong phú, rừng sản xuất mang lại năng suất cao và chất lượng tốt cho các loại cây trồng này. Đồng thời, sự kết hợp giữa lâm nghiệp và nông nghiệp tạo ra hệ sinh thái đa dạng và bền vững, cùng với khả năng tái tạo đất và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
(i) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp.
Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.
Cụ thể hạn mức giao đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta.
(ii) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
(iii) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại (i), (ii) thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
Trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất thì được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Ngoài ra, nếu đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài nguyên quý giá cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Việc quản lý và sử dụng bền vững đất rừng sản xuất là điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và thịnh vượng cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, đồng thời bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng hệ sinh thái rừng. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất rừng sản xuất cần đáp ứng các điều kiện nhất định
Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngoài việc chủ sở hữu đất rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì còn phải có một trong các giấy tờ sau đây thì được chứng nhận quyền sở hữu:
(1) Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất;
(2) Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;
(3) Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
(4) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;
(5) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại (1), (2), (3), (3) mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
(6) Đối với tổ chức trong nước thực hiện dự án trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư;
(7) Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án trồng rừng sản xuất thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư;
(8) Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thông tin liên hệ:
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến phí gia hạn thời gian sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp
Chuyển nhượng đất rừng sản xuất giữa người bán và người mua (hoặc trong trường hợp cho, tặng, thừa kế,…) chỉ được phép thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất
Căn cứ Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
“3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.”
Theo đó, nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng nêu trên
– Rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 24, khoản 3 và khoản 4 Điều 25 của Luật này để cung cấp lâm sản, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo hướng thâm canh lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường.
– Việc khai thác, sử dụng rừng sản xuất phải bảo đảm duy trì diện tích, phát triển trữ lượng, chất lượng của rừng và tuân theo quy chế quản lý rừng.
– Chủ rừng phải có kế hoạch trồng rừng ở những diện tích đất rừng sản xuất chưa có rừng, sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp; có biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng