Điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như thế nào?

18/07/2023 | 16:28 48 lượt xem Gia Vượng

Các hoạt động xây dựng hiện nay đang được Nhà nước quản lý một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt thông qua việc cấp giấy phép xây dựng cho các chủ thể chỉ khi họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ pháp lý mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động xây dựng của các chủ thể, và đóng vai trò rất lớn trong quản lý của Nhà nước về lĩnh vực xây dựng. Vậy khi nào sẽ được điều chỉnh giấy phép xây dựng, việc điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Để nắm được quy định này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết Điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như thế nào? dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định pháp luật về giấy phép xây dựng như thế nào?

Giấy phép xây dựng không chỉ là một văn bản quan trọng để chứng nhận quyền của chủ thể xây dựng mà còn có tác động tích cực lên quản lý xây dựng của Nhà nước. Nhờ có việc cấp phép chặt chẽ, Nhà nước có khả năng kiểm soát hiệu quả quá trình xây dựng, đảm bảo tính an toàn và chất lượng của các công trình, ngăn chặn các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.

Tại khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định về khái niệm giấy phép xây dựng như sau:

“17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

18. Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

19. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.”

Như vậy, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Khi nào cần thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng?

Giấy phép xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động xây dựng của các chủ thể. Việc cấp phép chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, an toàn và chất lượng của các công trình xây dựng, cũng như tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Vậy khi nào sẽ được điều chỉnh giấy phép này?

Căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 và Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

– Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

– Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.

– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Lưu ý: Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng nhưng không làm thay đổi các nội dung chính được ghi trong giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo giấy phép xây dựng đã được cấp.

Điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như thế nào?
new home

Điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như thế nào?

Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm có:

– Đối với trường hợp yêu cầu phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì phải nộp kèm theo báo cáo kết quả thẩm định thiết kế

– Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Điểm này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định

Quy trình thực hiện :

– Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

– Kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

– Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

-Đối với công trình kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn quy định, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn soạn thảo download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép xây dựng hiện nay gồm những loại nào

Giấy phép xây dựng gồm những loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
– Giấy phép xây dựng mới;
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép di dời công trình.

Giấy phép xây dựng có những nội dung gì?

Căn cứ vào Điều 90 Luật Xây dựng 2014, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:
Tên công trình thuộc dự án.
Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
Loại, cấp công trình xây dựng.
Cốt xây dựng công trình.
Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
Mật độ xây dựng (nếu có).
Hệ số sử dụng đất (nếu có).

Nhà ở riêng lẻ muốn được cấp giấy phép xây dựng cần đáp ứng điều kiện gì?

– Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
– Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
– Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định của pháp luật; và
– Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; hoặc phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng).