Đất giãn dân có bị thu hồi không?

19/07/2023 | 16:44 44 lượt xem Tình

Xin chào Tư vấn luật đất đai, tôi tên là Huy. Hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Cần Thơ. Tôi có câu hỏi liên quan đến đất đai như sau: Hiện nay, tôi cảm thấy đất giãn dân là một chủ đề rất hot. Chính vì đất giãn dân có mức giá khá rẻ nên giao dịch về mảnh đất này ngày càng nhiều. Tuy nhiên tôi lo lắng không biết rằng đất giãn dân có bị thu hồi hay không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

 Cảm ơn câu hỏi của bạn, vấn đề của bạn thắc mắc cũng được nhiều người quan tâm đến. Vậy chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề Đất giãn dân có bị thu hồi không? qua bài viết của Tư vấn luật đất đai.

Hiểu như thế nào là đất giãn dân?

Đất giãn dân chủ yếu nằm trong các chính sách hỗ trợ nhà với những người chưa có nhà hoặc có thu nhập thấp không đủ khả năng mua đất, mua nhà. Do đó, giá thành của loại đất này tương đối rẻ so với các loại đất khác thuộc thị trường đất ở, phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của người dân.

Trong Luật Đất đai hiện hành và các văn bản có liên quan không có quy định về đất giãn dân. Tuy nhiên có thể hiểu đây là một dạng đất tái định cư và được dùng với mục đích chính là để ở.

Cụ thể, Nhà nước sử dụng đất giãn dân để cấp cho cá nhân, hộ gia đình thuộc trường hợp:

– Hộ gia đình có nhà nằm trên đất bị thu hồi, giải tỏa;

– Cá nhân không có nơi ở nhưng không đủ điều kiện để mua đất, mua nhà…

Những khu vực thường có đất giãn dân như ngoại thành, ở ven đô thị….

Đối tượng nào được cấp đất giãn dân?

Đối tượng được xem xét cấp đất giãn dân gồm các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại nơi có đất, có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Hộ gia đình chưa có nhà ở và chưa có đất để xây dựng nhà ở, chưa được xét giao đất giãn dân;
  • Hộ gia đình mà có diện tích nhà ở ngay trên đất đang nằm trong khu quy hoạch hay là đang giải tỏa;
  • Hộ gia đình có đông nhân khẩu, nay có thêm có một cặp vợ chồng đã tách riêng hộ khẩu và hình thành một gia đình riêng mà không còn đủ diện tích đất để có thể xây dựng nhà ở;
  • Hộ gia đình có gia cảnh khó khăn.

Đất giãn dân có bị thu hồi không?

Các trường hợp bị thu hồi đất gồm:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh:

  • Xây dựng căn cứ quân sự;
  • Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng ga, cảng quân sự;
  • Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí…

– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:

  • Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
  • Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất…

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai:

  • Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
  • Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
  • Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm…

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

  • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
  • Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người…

Như vậy, nếu đất giãn dân thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn có thể bị Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật.

Đất giãn dân có được tách thửa không?

Đất giãn dân là một dạng đất tái định cư và dùng với mục đích chính để ở. Khi mà nhu cầu về đất ở tăng cao, nhằm mở rộng diện tích đất, đáp ứng nhu cầu của một số bộ phận dân cư, Nhà nước đã có những chính sách liên quan đến đất giãn dân.

Đất giãn dân được Nhà nước dùng để cấp cho những người dân thuộc vào các trường hợp, bao gồm: Hộ gia đình có nhà nằm trên đất trong quy hoạch hoặc giải tỏa, hộ gia đình không có thành viên, người không có nơi ở nhưng không có đủ điều kiện để mua đất, mua nhà và những người có hoàn cảnh khó khăn.

Lưu ý, việc tách đất giãn dân cần phải có sự chứng kiến của các cơ quan có thẩm quyền, các hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp có liên quan. Đồng thời cũng cần phải có biên bản rõ ràng để đảm bảo tính pháp lý.

Đất giãn dân có bị thu hồi không?

Điều kiện tách thửa liên quan đến đất giãn dân cũng thực hiện theo điều kiện như đất thổ cư.

Căn cứ Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, tách thửa cần những điều kiện sau:

– Đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu.

– Có Giấy chứng nhận (một số địa phương chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tách thửa, không bắt buộc có Giấy chứng nhận).

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Đất giãn dân có bị thu hồi không?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục thực hiện tách thửa đất giãn dân?

Theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, thủ tục tách thửa đất giãn dân gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin tách sổ đỏ
Hồ sơ xin tách sổ đỏ gồm các tài liệu như sau:
– Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu;
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục tách sổ đỏ là Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 3: Xử lý hồ sơ xin tách sổ đỏ

Đất giãn dân có được chuyển nhượng không?

Đất giãn dân là một loại đất và được cấp sổ đỏ, nên bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng cho người khác dựa theo những quy định trong Luật Đất đai. Khi muốn thực hiện việc chuyển nhượng, bạn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện:
– Đảm bảo đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
– Đất chuyển nhượng hoàn toàn không có bất kỳ tranh chấp.
– Đất phải còn trong thời hạn được phép sử dụng, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

Quy trình giao đất giãn dân như thế nào?

Quy trình giao đất giãn dân được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người xin giao đất lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính: tiền sử dụng đất, tiền hạ tầng cơ sở (nếu có).
Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Bước 3: Cấp có thẩm quyền (UBND huyện hoặc UBND xã (được uỷ quyền)) trao quyết định cấp đất giãn dân, làm thủ tục cắm mốc ranh giới khu đất và bàn giao đất.
Bước 4: Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.