Đăng ký đất đai lần đầu là gì?

28/10/2022 | 15:21 86 lượt xem Lò Chum

Đăng ký đất đai lần đầu là gì

Thưa luật sư, tôi mới mua một mảnh đất của bạn tôi, vì để đảm bảo sau này không xảy ra các tranh chấp không đáng có trong tương lại nên tôi đã tiến đăng ký đất đai đối với mảnh đất đó. Nhưng mà trên mảnh đất đó thì còn nhà bạn tôi vẫn chưa chuyển đi. tôi muốn hỏi luật sư trong trường hợp của tôi thì khi đăng ký đất đai đối với mảnh đất đó thì có kê khai tài sản là nhà không? Đăng ký đất đai lần đầu là gì? Quy định pháp luật đối với mảnh đất đó như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Đăng ký đất đai lần đầu là gì? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Đăng ký đất đai là gì?

Đăng ký đất đai là nghĩa vụ phải thực hiện và được giải thích rõ tại khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.”.

Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý có nghĩa vụ bắt buộc phải đăng ký đất đai; riêng quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Phân loại

Khoản 2, 3 và 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 phân loại đăng ký đất đai, tài sản gắn liền thành đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, cụ thể:

– Đăng ký lần đầu gồm các trường hợp sau:

+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng.

+ Thửa đất đang sử dụng mà chưa được người sử dụng đăng ký.

+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký.

+ Tài sản gắn liền với đất chưa đăng ký (gồm nhà ở và tài sản khác).

– Đăng ký biến động được thực hiện khi thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi

Đăng ký đất đai lần đầu là gì?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định:  Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo pháp luật hiện hành gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất lần đầu là việc kê khai tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất và quyền quản lý đất lần đầu tiên khi bắt đầu sử dụng đất.

Đăng ký đất đai lần đầu là gì
Đăng ký đất đai lần đầu là gì

Các trường hợp có thể đăng ký đất đai lần đầu

 Được quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật đất đai 2013 gồm:

– Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;

– Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

– Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

– Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.

Đối với việc đăng ký nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì không bắt buộc người sở hữu thực hiện việc đăng ký. Tức là người sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký mà có nhu cầu đăng ký thì thực hiện thủ tục.

Lưu ý:

– Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu chủ yếu áp dụng đối với người sử dụng đất, người được giao đất để quản lý, người đăng ký nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Trường hợp muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì thực hiện theo thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục đăng ký đất đai lần đầu

 Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Bước 1: Người có nhu cầu đăng ký đất đai lần đầu cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu  số 04/ĐK;

–  Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực);

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất như: Bằng khoán điền thổ; Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ…(hướng tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).

+ Các loại giấy tờ theo quy định trên mà đứng tên người khác (có kèm theo giấy chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký).

+ Bản án hoặc quyết định của Tòa án về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân…

+ Quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân từ trước ngày 15/10/1993 mà đến ngày 01/7/2014 chưa được cấp Sổ đỏ.

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP): Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.

– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

– Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

– Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

– Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

– Ngoài các giấy tờ theo quy định trên, khi làm thủ tục cấp Sổ đỏ cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Lưu ý:

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở Việt Nam thì phải giấy chứng minh theo quy định.

– Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai mà nay có nhu cầu được cấp sổ đỏ thì chỉ phải nộp đơn đề nghị cấp sổ đỏ Mẫu số 04a/ĐK.

Bước 2: Nộp hồ sơ này tại nơi tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Uỷ ban Nhân dân (UBND) cấp có thẩm quyền. Hoặc có thể đem nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có đất. Tại đây, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và tiếp nhận giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan này có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho người nộp về việc bổ sung tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Đăng ký đất đai lần đầu là gì. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chia thừa kế đất hộ gia đình Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Không đăng ký đất bị phạt như thế nào?

Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý. Nếu không đăng ký là vi phạm nhưng không phải mọi trường hợp đều có quy định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký

Đối tượng bị xử phạt khi không đăng ký đất đai là ai?

Khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định người bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Khi chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động thì xử phạt với cả hai bên.
– Khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động thì xử phạt với bên nhận chuyển quyền (bên mua, bên nhận tặng cho, nhận thừa kế).
– Trường hợp cho thuê, thế chấp mà không đăng ký biến động thì người bị xử phạt là người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp.

Các điều kiện, trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là gì?

Các điều kiện, trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Điều kiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu: Nếu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ đất được quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp cấp: Khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 có quy định bốn trường hợp được đăng ký đất đai lần đầu, cụ thể:
– Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng.
– Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký.
– Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký.
– Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.