Có được xây dựng công trình tiếp giáp chỉ giới xây dựng đường bộ không?

16/12/2022 | 18:05 178 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Hiện nay, tôi đang chuẩn bị tiến hành thi công một công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội và có thắc mắc liên quan đến việc xây dựng, mong được Luật sư hỗ trợ. Tôi có tìm hiểu tìm hiểu thì được biết rằng khi thi công công trình cần phải chú ý những khoảng lùi để tránh vu phạm chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. Vậy hiện nay có được xây dựng công trình tiếp giáp chỉ giới xây dựng đường bộ không? Về công tác thiết kế tôi có cần phải tuân thủ theo chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền hay không? Việc xác định giới hạn hành lang an toàn đường bộ ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn đất đai của Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 11/2010/NĐ-CP

Có được xây dựng công trình tiếp giáp chỉ giới xây dựng đường bộ không?

Căn cứ tiểu mục 8 Mục IV Thông tư 04/2008/TT-BXD được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 16/2009/TT-BXD quy định như sau:

CÁC HÀNH VI BỊ CẤM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

1. Thiết kế, xây dựng đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tự ý xây dựng, đào bới đường đô thị.

3. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính.

4. Sử dụng đường đô thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu.

5. Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường đô thị.

6. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan đô thị.

7. Lắp đặt, xây dựng các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến kết cấu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và gây mất mỹ quan đô thị.

8. Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị.

9. Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định.

10. Các hành vi vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị sẽ bị xử lý theo các quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Như vậy, theo quy định nêu trên hành vi xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường bộ, hành lang an toàn của đường đô thị là một trong những hành vi bị cấm theo quy định nêu trên.

Có cần phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không?

Theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định như sau:

CÔNG TÁC THIẾT KẾ, XÂY DỰNG

1. Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải tuân thủ quy định trong các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn có liên quan.

2. Phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Khi thiết kế, xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị. Cao độ đường đô thị được cơ quan cấp phép xem xét trong quá trình cấp phép xây dựng.

4. Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.

5. Phải thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước đồng thời trên tất cả các tuyến đường đô thị theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Đồng bộ trong sử dụng vật liệu, hình dạng, kích thước, mầu sắc của bó vỉa, gạch lát hè trên một tuyến phố hoặc một đoạn tuyến phố.

7. Các công trình sử dụng phần nổi trên hè không cản trở người đi bộ và bảo đảm mỹ quan đô thị.

Có được xây dựng công trình tiếp giáp chỉ giới xây dựng đường bộ không?
Có được xây dựng công trình tiếp giáp chỉ giới xây dựng đường bộ không?

8. Phải bố trí các vị trí cho người đi bộ sang đường an toàn và thuận tiện, ưu tiên thiết kế, xây dựng cầu vượt, hầm chui tại các nút giao, đoạn tuyến phố có chiều dài lớn, có lưu lượng qua đường lớn (khu trung tâm, khu phố thương mại).

Như vậy, về công tác thiết kế xây dựng bạn cần phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được chủ đầu tư xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về xác định giới hạn hành lang an toàn đường bộ như sau:

Phạm vi đất dành cho đường bộ

3. Đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, chủ đầu tư phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và thực hiện như sau:

Đối với đất của đường bộ, lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với đất hành lang an toàn đường bộ: Chủ đầu tư tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy định như đối với hành lang đường bộ đang khai thác. Trường hợp công trình và các tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì chủ đầu tư tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo quy định nêu trên, khi chủ đầu tư thực hiện dự án nâng cấp đường cần xác định giới hạn hành lang an toàn đường bộ thì thực hiện như sau:

– Chủ đầu tư tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy định như đối với hành lang đường bộ đang khai thác.

– Trường hợp công trình và các tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì chủ đầu tư tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Giới hạn hành lang an toàn đường bộ đối với khu vực ngoài đô thị là bao nhiêu mét?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ như sau:

Giới hạn hành lang an toàn đường bộ

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

b) 13 mét đối với đường cấp III;

c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:

a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;

b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;

c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.

4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:

a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;

b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;

c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.

5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

6. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

7. Xử lý hành lang an toàn đường cao tốc đã được xác định theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực:

a) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã thực hiện xong hoặc đang thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phạm vi hành lang an toàn giữ nguyên theo phạm vi đã được phê duyệt;

b) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư dự án phê duyệt lại hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại phạm vi hành lang an theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, giới hạn hành lang an toàn đường bộ đối với khu vực ngoài đô thị được xác định theo căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

– 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

– 13 mét đối với đường cấp III;

– 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

– 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Có được xây dựng công trình tiếp giáp chỉ giới xây dựng đường bộ không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến thủ tục Tra cứu chỉ giới xây dựng hiện nay, Luật sư X, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Xác định chỉ giới xây dựng đường bộ như thế nào?

Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”. Trước ngày 05/7/2021, Thông tư 22/2019/TT-BXD quy định chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không

Xem chỉ giới xây dựng đường bộ online được không?

Câu trả lời là CÓ. Theo khoản 16 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng phải được công khai, đồng thời thông tin quy hoạch cũng như chỉ giới xây dựng được đăng tải trên trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng.

Xem chỉ giới xây dựng đường bộ bằng những cách nào?

– Qua mạng nếu biết cách đọc thông tin chỉ giới xây dựng, biết cách xem hiệu lực của văn bản (còn hay đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung).
– Hỏi/yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn mà trực tiếp là công chức địa chính – xây dựng.
– Xem trong giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin giấy phép.