Có đòi được đất nhờ bạn đứng tên được hay không?

19/06/2022 | 13:37 21 lượt xem Thanh Loan

Thưa luật sư, năm ngoái tôi bỏ tiền ra mua một mảnh đất ở ngoại thành Hà Nội. Tôi có nhờ bạn của mình đứng tên hộ, và chúng tôi có thỏa thuận bằng giấy tay. Người này sau đó xây nhà ở luôn không trả, tôi có đòi lại đất được không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Vậy có đòi được đất nhờ bạn đứng tên được hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015;

Luật Đất đai năm 2013

Có nên nhờ người khác đứng tên trên đất của mình hay không?

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất là hợp pháp”

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

Vì vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ai thì người đó được coi là chủ sở hữu hợp pháp. Giao dịch nhờ người khác đứng tên cũng là giao dịch không được pháp luật thừa nhận, không có hành lang pháp lý cụ thể nên dễ dàng mất lợi thế và không được pháp luật bảo vệ.

Các trường hợp diễn ra giao dịch này thì đối tượng nhờ mua đất thường là:

  • Việt kiều, người việt không có quốc tịch Việt Nam gặp trở ngại về pháp lý khi sở hữu nhà đất tại Việt Nam;
  • Công chức, viên chức, cán bộ … hoặc những đối tượng nhạy cảm không muốn hiện hữu nhiều tài sản.
Có đòi được đất nhờ bạn đứng tên được hay không?
Có đòi được đất nhờ bạn đứng tên được hay không?

Có đòi được đất nhờ bạn đứng tên được hay không?

Theo Điều 5, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) được toàn quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó như chuyển nhượng, tặng cho… người khác.

Tuy nhiên, nếu bạn là người bỏ tiền ra mua đất, nhờ người khác đứng tên, việc này có lập văn bản. Do đó, bạn có thể dùng văn bản này và các tài liệu chứng cứ có liên quan khác để yêu cầu người đó trả lại đất cho mình.

Bạn gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để họ tổ chức hòa giải theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu không thể thỏa thuận về việc trả lại quyền sử dụng đất và việc hòa giải tại UBND cấp xã là không thành (Điều 202 Luật Đất đai), bạn có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Ngoài bản thỏa thuận viết tay, cần cung cấp cho tòa những tài liệu chứng minh khác (nếu có) như: giấy giao nhận hoặc sao kê tài khoản thể hiện chuyển tiền để mua đất; các tin nhắn trao đổi giữa hai bên có nội dung nhờ đứng tên giúp; giấy xác nhận của bên bán đất…

Nếu có đủ các chứng cứ chứng minh nguồn gốc số tiền để mua đất là của bạn, tòa sẽ xem xét giải quyết, buộc người đó trả lại đất hoặc tiền tương đương với giá trị đất mà người đó đang đứng tên.

Khi nhờ người khác đứng tên đất cần phải làm gì để đảm bảo được quyền lợi của mình không bị xâm phạm?

Hiện nay, việc nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều không nên và cần tránh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất đắc dĩ cần phải nhờ người khác đứng tên hộ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình với mảnh đất đó thì cần phải thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, khi nhờ người khác đứng tên hộ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người nhờ nên cân nhắc chọn những người tin tưởng, thân thiết để nhờ cậy. Hai người sẽ tiến hành lập một văn bản thỏa thuận với các nội dung:

Nội dung thỏa thuận: hai bên thỏa thuận về việc nhờ cậy, thuê đứng tên hộ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là có tồn tại;
Thời điểm phát sinh, mục đích hợp đồng;
Các điều khoản về chi phí thù lao đứng tên để thể hiện đây là một công việc có lợi ích vật chất;
Các điều khoản về chi phí mua bán, xây dựng, thanh toán căn nhà;
Các điều khoản về hoàn trả, chi phí hoàn trả (nếu có);
Các mức phạt và chế tài.
Văn bản hoặc Hợp đồng nêu trên là căn cứ vững chắc thể hiện việc bạn nhờ người khác đứng tên hộ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai, người nhờ sẽ phải giữ lại hóa đơn, biên lai trả tiền, sao kê chuyển khoản khi thanh toán tiền mua bán thửa đất đó. Ngoài ra, bạn có thể là người trực tiếp trả tất cả các hóa đơn như: các hóa đơn về sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo căn nhà hay điện nước mạng, tiền thuế sử dụng đất thậm chí là khoản quỹ của xóm làng… và giữ lại những biên lai đó để chứng minh sau này khi có tranh chấp.

Như vậy, khi người nhờ giữ lại các biên lai, giấy tờ chứng minh nên trên thì khi xảy ra tranh chấp giữa các bên, họ có thể bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có đòi được đất nhờ bạn đứng tên được hay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Việc hòa giải đất đai do ai tiến hành?

Việc hòa giải tại được tiến hành tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (Điều 202 Luật Đất đai)

Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất?

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.
Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật Đất đai 2013

Người đang ở nước ngoài nhờ người khác đứng tên mua nhà đất có đòi lại được không?

Luật đất đai 2013 hiện nay quy định cấm người nước ngoài đứng tên trên sổ đỏ tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu về nhà ở thì người nước ngoài được phép mua nhà trong các dự án nhà ở thương mại. Các dự án này cũng phải đủ điều kiện mới được cho phép bán với tỷ lệ không quá 30% số căn hộ. Tuy nhiên có nhiều người nước ngoài vì lý do nào đó vẫn chuyển tiền để người Việt Nam đứng tên mua đất hộ. Đối với trường hợp này nếu phát sinh tranh chấp nhờ người đứng tên mua đất thì Tòa án sẽ giải quyết như sau:
Hợp đồng, văn bản thỏa thuận (nếu có) về việc nhờ người đứng tên mua đất ở Việt Nam sẽ bị tuyên vô hiệu.
Người nước ngoài không đòi lại được đất, không được đứng tên trên sổ đỏ đất mình đã nhờ mua.
Người nước ngoài được hoàn lại số tiền đã chuyển cho người Việt Nam để mua đất.
Tòa án xác định thiệt hại, lỗi của các bên để tính mức bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại (nếu có).