Có bao nhiêu hình thức công nhận quyền sử dụng đất?

15/08/2023 | 09:04 161 lượt xem Gia Vượng

Công nhận quyền sử dụng đất là một phương thức mà Nhà nước trao quyền cho người dân sử dụng một phần diện tích đất cụ thể với mục đích cụ thể. So với việc giao đất hoặc cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất là hình thức phổ biến hơn và thường được thể hiện thông qua việc cấp Sổ đỏ – tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sử dụng đất. Điều này mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho người sử dụng đất cũng như cho sự phát triển bền vững của đất nước. Vậy cụ thể có bao nhiêu hình thức công nhận quyền sử dụng đất hiện nay? hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu nội dung này nhé!

Căn cứ pháp lý

Có bao nhiêu hình thức công nhận quyền sử dụng đất hiện nay?

Bên cạnh việc cung cấp sự minh bạch và an tâm cho người sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Khi Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất của người dân thông qua việc cấp Sổ đỏ, điều này khuyến khích họ thực hiện các hoạt động tương tác với đất một cách có trách nhiệm và tạo động lực cho việc đầu tư, bồi bổ, và cải tạo đất.

Hiến pháp 2013 và Luật Đất đai 2013 đều quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức, đơn vị, cá nhân không có quyền sở hữu quyền sử dụng đất mà thay vào đó người dân có quyền sử dụng đất.

Mặc dù Nhà nước đại điện chủ sở hữu đất đai nhưng Nhà nước không thể sử dụng toàn bộ diện tích đất nên Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua 03 hình thức: Giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để người sử dụng đất khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả.

Khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về công nhận quyền sử dụng đất như sau:

“Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.”.

Như vậy, so với hình thức giao đất hoặc cho thuê đất thì công nhận quyền là hình thức phổ biến nhất để người dân có quyền sử dụng đất hợp pháp và được cấp Giấy chứng nhận. Nói cách khác, công nhận quyền sử dụng đất là cách phổ biến nhất để người dân được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng (cấp Sổ đỏ cho đất có nguồn gốc khai hoang, thừa kế, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho mà không phải do Nhà nước giao hoặc cho thuê).

Điều kiện công nhận quyền sử dụng đất hiện nay là gì?

Công nhận quyền sử dụng đất thông qua việc cấp Sổ đỏ không chỉ là một hình thức bảo vệ quyền sở hữu đất của người dân, mà còn có tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của đất nước. Việc khuyến khích tương tác có trách nhiệm với đất, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chính là một phần quan trọng của việc xây dựng một tương lai tốt đẹp cho đất nước. Điều kiện công nhận quyền sử dụng đất hiện nay được quy định như sau:

Căn cứ Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để được công nhận quyền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải đủ điều kiện theo từng trường hợp cụ thể:

1. Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất (là khi người dân có một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

2. Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Theo Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vẫn được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện, cụ thể:

Không phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất khi có đủ điều kiện sau:

– Đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.

– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Có bao nhiêu hình thức công nhận quyền sử dụng đất hiện nay?

– Nay được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Có thể phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận nếu có đủ điều kiện sau:

– Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004.

– Không vi phạm pháp luật về đất đai.

– Nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Nội dung này được chia thành các trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai

Căn cứ Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2004 mà không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai 2013 (không có giấy tờ và không phải nộp tiền sử dụng đất), Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (đất được giao không đúng thẩm quyền) thì cấp Giấy chứng nhận theo các trường hợp sau:

– Công nhận quyền sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp khác (đất có nhà ở, công trình xây dựng khác, đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp).

– Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Trường hợp 2: Đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014

Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014 thì điều kiện cấp Giấy chứng nhận được quy định với 02 mức độ:

– Xem xét cấp Giấy chứng nhận (vì là xem xét nên không chắc chắn được cấp).

– Được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện.

Khoản 5 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…”.

Như vậy, người đang sử dụng đất ổn định trong một số trường hợp đất có vi phạm pháp luật đất đai mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận.

Thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất

Cơ quan có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất được biết đến chính là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một tài liệu pháp lý quan trọng, thể hiện việc Nhà nước chính thức công nhận và xác nhận quyền sở hữu và sử dụng đất của cá nhân, tổ chức hoặc hộ gia đình.

Căn cứ Điều 105 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Có bao nhiêu hình thức công nhận quyền sử dụng đất hiện nay?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tách sổ đỏ bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng đất không có sổ đỏ sẽ gặp phải những rủi ro gì?

– Đất chưa có sổ đỏ không được thế chấp, sử dụng là tài sản góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản đảm bảo.
– Đất không sổ đỏ nếu bị thu hồi không được bồi thường.
– Đất không sổ đỏ khó được cấp phép xây dựng.
– Bị hạn chế các quyền của chủ sở hữu, người sử dụng đất rất khó; nếu không muốn nói gần như không thể chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế.

Hồ sơ xin công nhận quyền sử dụng đất gồm những gì?

Người đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp tại phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận.
Bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (Theo mẫu)
Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; giấy chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm.
Trích lục hoặc trích đo địa chính
Bản án của tòa án, biên bản thi hành án; quyết định thi hành án của cơ quan thẩm quyền, quyết định các cấp (nếu có).
Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai; tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Thời gian công nhận quyền sử dụng đất là bao lâu?

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không quá 30 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian được tăng thêm 15 ngày.