Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

16/08/2023 | 14:09 16 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, tỷ lệ các ngành sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển vậy nên việc xây dựng các nhà xưởng, khu công nghiệp đang rất phổ biến hiện nay, không chỉ vậy tỷ lệ sử dụng đất ở của người dân hiện nay cũng tăng cao đáng kể. Điều này đã dẫn đến tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp diễn ra rất phổ biến. Vậy thì “Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp’ phải nộp bao nhiêu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

Hiện nay Chính phủ đã đưa ra các quy định liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi nhất định, không chỉ vậy các quy định liên quan đến việc xác định hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp công đã được đưa ra.

Chính phủ vừa thông qua Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 05/9/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Trong đó, Chính phủ đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan, cụ thể:

– Đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; 

Điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; 

Cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết; 

Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp;

– Hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo không gian cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, tạo quỹ đất ở vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai; 

Hoàn thiện các quy định để quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đảm bảo yêu cầu minh bạch và không để thất thu thuế nhà nước;

– Hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút gọn các thủ tục hành chính; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất;

Tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp; quan tâm thu hút đầu tư, phát triển tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;

– Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, định mức, quy định về suất đầu tư trên một đơn vị diện tích để bảo đảm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai.

Xây dựng tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác

Bên cạnh các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, trong năm 2022 Chính phủ phân công một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Nghị quyết 39/2021/QH15 của Quốc hội đơn cử như:

– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, ban hành các tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác;

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức lập quy hoạch vùng;

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 – 2025;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030;…

Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải nộp bao nhiêu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Theo đó Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng nguồn kinh phí này để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. 

Căn cứ Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp như sau:

Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.

Theo đó, tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

Xác định mức tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa 

Căn cứ Điều 2 Thông tư 18/2016/TT-BTC quy định về xác định mức thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa như sau:

Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

3. Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.
Trong đó:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;
b) Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
c) Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.


Như vậy, mức thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa được xác định theo công thức:

Mức thu tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.

Xử phạt hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trái phép

Theo quy định của pháp luật về đất đai, khi chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp. Đây là một trong những hành vi vi phạm pháp luật đất đai và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Theo Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt căn cứ trên diện tích đất chuyển mục đích trái phép. Cụ thể:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạtvi phạm tại khu vực nông thôn.

Ngoài ra theo Khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đươc do thực hiện hành vi vi phạm.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến dịch vụ Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ , các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp có phải xin phép không?

Hầu hết các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền vì không phải vấn đề nào cũng phải chịu sự quản lý và cơ quan nhà nước không thể lo tất cả các vấn đề. Chính vì vậy mà Nhà nước quy định cụ thể từng trường hợp cần phải thông qua cơ quan có thẩm quyền. Khi bạn chuyển đổi mục đích sử dụng mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất. Cụ thể quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013: Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy trường hợp nào chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp là gì?

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng đất ở và giá trị đất ở lớn hơn nhiều so với đất trồng lúa, đất nông nghiệp khác nên nhiều người đã tự ý chuyển đất trồng lúa thành đất ở; bên cạnh đó nhiều hộ gia đình, cá nhân muốn xin chuyển đất trồng lúa sang đất ở.
Theo tinh thần của khoản 1 điều 134 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nên việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp sẽ bị hạn chế.
Căn cứ khoản 1 điều 52 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt..”
Như vậy, việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp chỉ bị hạn chế chứ không cấm. Do đó, người dân có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích nhà ở. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.