Chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa hiện nay như thế nào?

10/11/2022 | 16:46 22 lượt xem Trang Quỳnh

Dồn điền đổi thửa không còn là thuật ngữ xa lạ đối với người dân trong lĩnh vực đất đai. Ngày nay với kinh tế thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu tập trung cũng tăng cao thì vấn đề dồn điền đổi thửa càng được chú trọng đến. Quy định pháp luật về việc thực hiện thủ tục dồn điền đổi thửa ra sao và chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa hiện nay như thế nào là vấn đề được quan tâm nhiều đến. Hãy cùng bộ phận tư vấn đất đai của chúng tôi tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Dồn điền đổi thửa là gì?

Dồn điền, đổi thửa được hiểu là một chính sách được áp dụng trong đất nông nghiệp, cụ thể là việc dồn đất ruộng từ các ô/thửa nhỏ thành các thửa lớn, trên cơ sở đó giúp cho việc canh tác diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn, công tác phát triển sản xuất trở nên thống nhất và có quy mô lớn hơn.

Điều kiện để dồn điền đổi thửa

Từ khái niệm dồn điền đổi thửa, có thể thấy bản chất của công tác này là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa những người sử dụng đất trong cùng 1 xã, phường, thị trấn với nhau. Tuy nhiên, công tác này chỉ được thực hiện khi các bên tham gia chuyển đổi quyền sử dụng đất đảm bảo được 3 điều kiện như sau:

  • Hộ gia đình/cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác (theo Điểm b, Khoản 1, Điều 179 của Luật Đất đai 2013). Hạn mức ở đây được quy định là không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.
  • Đất thực hiện dồn điền, đổi thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng (hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng theo Điều 100 Luật Đất đai 2013), đất không tranh chấp, quyền sử đụng dất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và cuối cùng là đất phải trong thời hạn sử dụng.
  • Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được cơ quan chức năng ghi nhận thông tin vào sổ địa chính.

Cần tuân thủ nguyên tắc gì khi dồn điền đổi thửa?

  • Công tác chỉ đạo dồn điền, đổi thửa phải được thực hiện công khai, theo phương thức dân chủ, đảm bảo thông tin và bàn bạc công khai với người dân, tạo được sự đồng thuận cao. Nói cách khác, cơ quan chức năng tại địa phương không được phép tự ý sắp đặt dồn điền; đổi thửa mà không công khai và hỏi ý kiến của người sử dụng đất; điều này là trái với quy định pháp luật.
  • Việc dồn điền, đổi thửa phải đảm bảo quy hoạch tổng thể tạo sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài; không ảnh hưởng đến hệ thống giao thông; thủy lợi hay việc xây dựng các công trình văn hóa trên đất đó.

Hồ sơ đề nghị dồn điền đổi thửa gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNTMT; hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình; cá nhân để thực hiện dồn điền đổi thửa được nộp chung cho các hộ gia đình; cá nhân chuyển đổi đất nông nghiệp gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK của từng hộ gia đình, cá nhân.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
  • Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
  • Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã, phường; thị trấn nơi có đất đã được UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.
  • Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án dồn điền đổi thửa (nếu có).

Thủ tục dồn điền đổi thửa năm 2022 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 78 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi tiếp nhận hồ sơ thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

– Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

– Chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người đã thực hiện xong dồn điền đổi thửa theo phương án được duyệt.

– Lập hoặc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa hiện nay như thế nào?
Chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa hiện nay như thế nào?

Lưu ý rằng: Trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng thì người sử dụng đất nộp bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho Giấy chứng nhận đã cấp để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận mới.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp.

Việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng; người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp; tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

Theo quy định nêu trên, khác với việc đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì chính sách dồn điền đổi thửa là việc đổi một hoặc nhiều thửa đất ruộng nhằm tập hợp các thửa đất này thành một dải hay một thửa đất rộng để tạo thành cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất phải lập phương án chuyển đổi cho toàn xã, phường, thị trấn và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa hiện nay như thế nào?

Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện dồn điền đổi thửa được ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với công tác vận động, tuyên truyền, triển khai tổ chức thực hiện; cấp đổi, cấp mới Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất; chỉnh trang đồng ruộng; di dời mồ mả, các công trình khác; cơ giới hóa nông nghiệp và hỗ trợ lúa giống.

Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí vận động, tuyên truyền, triển khai tổ chức thực hiện đối với các đơn vị đã thực hiện đồn điền đổi thửa, với mức hỗ trợ từ 0,1-25 triệu đồng.

Ngân sách tỉnh cũng hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho công tác đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp đổi, cấp mới Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện “dồn điền đổi thửa”, với mức hỗ trợ áp dụng theo quy định hiện hành.

Đối với công tác chỉnh trang đồng ruộng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 07 triệu đồng/ha đối với đất trồng lúa; 05 triệu đồng/ha đối với đất trồng các loại cây trồng cạn.

Về thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, ngoài việc tiếp nhận các chương trình cơ giới hóa nông nghiệp thông qua các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, ngân sách tỉnh hỗ trợ cho mỗi xã, thị trấn đủ điều kiện hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp mua 01 máy làm đất hạng trung (có dàn cày 03 lưỡi) với mức hỗ trợ tiền mua máy là 35% (không quá 90 triệu đồng), 01 máy gặt đập liên hợp với mức hỗ trợ tiền mua máy là 35% (không quá 200 triệu đồng).

Ngoài ra, chính sách cũng quy định, đối với diện tích đất trồng lúa đã thực hiện “dồn điền đổi thửa”, ngân sách tỉnh hỗ trợ cho nông dân là 90 kg lúa giống/ha cho vụ sản xuất đầu tiên; hỗ trợ di dời mồ mả, các công trình khác khi dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng (ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ theo quy định hiện hành).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa hiện nay như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay cần sự tư vấn để thực hiện chuyển tên sổ đỏ cho con… thì hãy liên hệ ngay tới X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

UBND cấp xã có nhiệm vụ gì khi thực hiện dồn điền đổi thửa?

Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ gì khi thực hiện dồn điền đổi thửa?

Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính

UBND xã có thẩm quyền thu hồi đất chia lại đất khi dồn điền đổi thửa không?

Theo quy định hiện hành, việc dồn điền đổi thửa phải dựa trên thỏa thuận của cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất; UBND xã không có nghĩa vụ, thẩm quyền thu hồi đất và chia lại đất mà chỉ lập phương án dồn điền đổi thửa và nộp lại phương án này cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.