Quy định về cấp nhà cho cán bộ công chức

07/11/2022 | 16:30 8 lượt xem Thủy Thanh

Cán bộ và công chức là những chức danh do Nhà nước đặt ra, đóng vai trò là những người giúp việc không thể thiếu của Nhà nước ta hiện nay. Cán bộ, công chức tham gia trực tiếp trong việc quản lý và hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước từ cấp trung ương xuống đến các địa phương. Vậy pháp luật quy định về chức danh cán bộ và công chức hiện nay như thế nào? và đặc trưng của cán bộ và công chức ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ” cấp nhà cho cán bộ công chức” dưới đây c ủa Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Thưa luật sư, cả hai vợ chồng tôi đều là cán bộ công chức Nhà nước, hiện nay 2 vợ chồng tôi đang muốn mua một căn nhà ở xã hội. Luật sư cho tôi hỏi là cán bộ công chức thì có được hưởng ưu đãi gì khi mua nhà ở xã hội không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Cán bộ, công chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức theo đó:

– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức theo đó:

– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đặc trưng của cán bộ, công chức

So với các đối tượng lao động khác, cán bộ, công chức có những đặc trưng cơ bản là: 

– Cán bộ, công chức phải là công dân Việt Nam thiết lập quan hệ lao động với Nhà nước thông qua chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu hay cử. Họ làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. 

– Cán bộ, công chức bao giờ cũng là người thực hiện một công vụ, nhiệm vụ nào đó của Nhà nước. Họ phải gánh vác một nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước và do vậy họ cũng được trao những quyền hạn nhất định để hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong quá trình thực hiện công vụ, nhiệm vụ, cán bộ, công chức chỉ được hành động trong phạm vi quyền hạn được giao. 

– Hoạt động thi hành công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất mà đó là những hoạt động để thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói chung. 

– Cán bộ, công chức là đối tượng lao động đặc biệt. Họ thực thi quyền lực nhà nước trên ba mặt: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do đó, quy chế pháp lý điều chỉnh đối với cán bộ, công chức được xác định theo Luật Hành chính. 

– Cán bộ, công chức được hưởng lương và các chế độ đãi ngộ khác do ngân sách nhà nước chi trả. 

Như vậy, cán bộ, công chức là những người có quan hệ lao động với Nhà nước. Trong quan hệ này luôn luôn tồn tại hai yếu tố: yếu tố tự nguyện của người lao động và yếu tố ý chí của nhà nước. Sự đồng ý của người lao động là yếu tố cần thiết, là điều kiện bước đầu để quan hệ này được hình thành. Song, ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới là yếu tố quyết định hình thành quan hệ pháp luật giữa hai bên.

Cấp nhà cho cán bộ công chức
Cấp nhà cho cán bộ công chức

Thủ tục cấp nhà cho cán bộ công chức

Theo quy định của pháp luật hiện nay về việc cấp nhà ở cho cán bộ công chức thì các cán bộ, công chức không được cấp nhà ở mà chỉ được mua nhà ở xã hội với một mức giá ưu đãi và dễ dàng mua hơn.

Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập như sau:

– Điều kiện về nhà ở: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức 10m2.

– Điều kiện về cư trú:

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội.

– Điều kiện về thu nhập: Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.

Hồ sơ mua nhà ở xã hội

Theo Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD, hồ sơ mua nhà ở xã hội gồm 04 loại giấy tờ sau:

1. Đơn đăng ký mua nhà ở.

2. Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BXD.

3. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú:

+ Nếu có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương nơi có nhà ở xã hội.

+ Nếu không có hộ khẩu thường trú thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó đăng ký mua nhà ở xã hội.

4. Xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.

Nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội

Bước 1: Nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu đăng ký mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.

Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.

Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết và ký hợp đồng

Lưu ý: Nơi nộp hồ sơ trên đây được áp dụng khi mua nhà ở xã hội của chủ đầu tư không có nguồn vốn từ ngân sách.

Phân biệt cán bộ và công chức

Thứ nhất: Khái niệm cán bộ và công chức

– Cán bộ:

Theo quy định tại khoản 1 – Điều 4 – Luật cán bộ, công chức, cụ thể:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

– Công chức:

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 1 – Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung năm 2019, cụ thể:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

Thứ hai: Chế độ làm việc cán bộ và công chức

– Chế độ làm việc của Cán bộ:

Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.

– Chế độ làm việc của Công chức:

Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.

Thứ ba: Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức

– Kỷ luật Cán bộ:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Cách chức.

+ Bãi nhiệm.

Theo quy định tại Điều 15 – Nghị định số 112/2020/ND-CP.

– Kỷ luật Công chức:

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Hạ bậc lương.

+ Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Giáng chức.

+ Cách chức.

+ Buộc thôi việc.

Quy định tại Điều 7 – Nghị định số 112/2020/ND-CP.

Thứ tư: Nơi công tác cán bộ, công chức

– Nơi công tác của Cán bộ:

Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cẩp tỉnh, huyện.

– Nơi công tác của Công chức:

+ Trong Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công dân quốc phòng).

+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).

Thứ năm: Tập sự đối với cán bộ, công chức

– Tập sự Cán bộ:

Không phải tập sự.

– Tập sự Công chức:

+ 12 tháng với công chức loại C.

+ 06 tháng với công chức loại D.

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Cấp nhà cho cán bộ công chức“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là làm sổ đỏ,  xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, muốn làm sổ đỏ, chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ và công chức có những điểm giống nhau nào?

Sự giống nhau giữa cán bộ và công chức:
– Cán bộ, công chức đều là công dân Việt Nam.
– Hai vị trí này đều trong biên chế.
– Hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật).
– Giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên.
– Làm việc trong công sở.
– Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nghĩa vụ trong thi hành công vụ và một số nghĩa vụ đặc biệt do pháp luật quy định.
– Có quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ, quyền về tiền lương và các chế độ về tiền lương, quyền về nghỉ ngơi và một số quyền khác.

Chế độ nhà ở công vụ đối với cán bộ, công chức như thế nào?

Cán bộ, công chức, viên chức (giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế) có vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo được bố trí cho thuê gian nhà:
– Diện tích sử dụng từ 36 m2 – 48 m2/gian nhà.
– Trang bị nội thất bao gồm: 01 bộ bàn ghế, 01 tủ lạnh, 01 tủ quần áo, 01 máy giặt, 01 quạt, 01 giường, 01 đệm-
– Định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất cho gian nhà quy định tại khoản này là 80 triệu đồng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức (giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế) có vị trí việc làm chuyên môn phù hợp đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo được bố trí cho thuê gian nhà tập thể:
– Diện tích sử dụng từ 24 m2 – 36 m2/gian nhà; diện tích bình quân tối thiểu 12 m2/người.
– Trang bị nội thất bao gồm: 01 bộ bàn ghế, 01 tủ lạnh, 01 máy giặt dùng chung; mỗi người được trang bị riêng 01 tủ quần áo, 01 quạt, 01 giường, 01 đệm.
– Định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất cho gian nhà tập thể quy định tại khoản này là 60 triệu đồng.