Chào Luật sư, tôi là nhân viên sales bảo hiểm. Bây giờ công ty tôi hoạt động không còn hiệu quả nên tôi đã xin nghỉ việc. Hôm qua tôi có đi phỏng vấn ở một công ty bất động sản. Anh giám đốc công ty có hỏi tôi về các trường hợp vi phạm luật đất đai và một số kiến thức pháp luật có liên quan. Tôi có thời hạn 03 ngày để tổng hợp thành một bài viết hoàn chỉnh và nộp lại cho phía công ty. Bạn tôi khuyên tôi đi tìm việc khác vì mới phỏng vấn không cần phải tốn nhiều công sức đến vậy. Tôi muốn hỏi Các trường hợp vi phạm luật đất đai hiện nay như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về câu hỏi “Các trường hợp vi phạm luật đất đai hiện nay thế nào?” chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Vi phạm luật đất đai là gì?
Hiện nay khi tranh chấp đất đai xảy ra đa số sẽ có những chủ thể vi phạm pháp luật đất đai. Tuy nhiên không phải chỉ có tranh chấp mới có hành vi vi phạm luật đất đai. Vi phạm luật đất đai được hiểu là:
Vi phạm pháp luật đất đai là những hành vi trái với quy định của pháp luật. Những hành vi này do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Và nó xâm phạm vào các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đất đai, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Xử lí vi phạm pháp luật đất đai là việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm nhằm buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm gây ra.
Đặc điểm các hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Những hành vi vi phạm pháp luật đất đai có những đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm này sẽ gồm những hành vi trái luật và xem xét đến yếu tố lỗi trong các hành vi. Cụ thể thì đặc điểm của các hành vi này là:
– Có hành vi trái pháp luật: Những hành vi trái pháp luật này có thể là hành vi thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai, nó xâm phạm tới các khách thể được pháp luật bảo vệ. Hành vi không thực hiện ví dụ như: sử dụng đất đai không đúng mục đích được giao; không áp dụng các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng đất đai… hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai như giao đất vượt quá giới hạn mức, chuyển nhượng đất trái phép…
– Yếu tố lỗi: Lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý, thể hiện nhận thức của người vi phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì thế sẽ không bị coi là có lỗi nếu người đó không nhận thức được hành vi hành vi của mình. Như vậy, để biết được một hành vi có vi phạm pháp luật đất đai hay không thì ta phải căn cứ vào các dấu hiệu, đặc điểm của của hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
– Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai được quy định cụ thể tại:
• Điều 12 LĐĐ 2013
• Điều 97 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP 3. Vai trò nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật đất đai và vấn đề xử lý vi phạm Nhận diện và xử lý vi phạm pháp luật đất đai là nhằm ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật đất đai đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ những quan hệ, những giá trị được pháp luật ghi nhận. Đó cũng là vấn đề có tính quyết định để duy trì trật tự, kỉ cương và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí đất đai.
Các trường hợp vi phạm luật đất đai hiện nay thế nào?
Hiện nay có nhiều trường hợp mà các cá nhân vi phạm luật đất đai. Những hành vi này còn bị nghiêm cấm theo Luật đất đai 2013. Chúng tôi xin lý giải về những trường hợp vi phạm luật đất đai như sau:
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong sử dụng đất thế nào?
Hiện nay Luật đã có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong đất đai. Đây là chế tài răn đe, xử lý những ai có hành vi xâm phạm những quyền về đất đai của chủ thể khác. Vậy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong sử dụng đất như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
Thứ nhất, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: (i) Phạt cảnh cáo; (ii) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; (iii) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; (iv) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm
Thứ hai, Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: (i) Phạt cảnh cáo; (ii) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; (iii)) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc SDĐ; (iv) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn; (v) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm 17 biện pháp tại Khoản 3 Điều 5. Có thể thấy thẩm quyền của Thứ ba, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có các thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, tuy nhiên có quyền Phạt tiền đến 500.000.000 đồng.
- Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai trong việc xử phạt vi phạm hành chính
Thứ nhất, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: (i)Phạt cảnh cáo; (ii) Phạt tiền đến 500.000 đồng; (iii) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc SDĐ; (iv) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Thứ hai, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có thẩm quyền giống với Chủ tịch UBND cấp huyện.
Thứ ba, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có thẩm quyền tương tự Chánh Thanh tra Sở, ngoại trừ có quyền Phạt tiền đến 250.000.000 đồng; và Tịch thu các tang vật, phương tiện VPHC không vượt quá mức tiền phạt là 250.000.000 đồng.
Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thế nào?
Khi nhắc đến biện pháp xử lý luật đất đai thì có thể có biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự. Những biện pháp này tùy thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra của từng hành vi.Cụ thể sẽ có những biện pháp xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai như sau:
Với người sử dụng đất sẽ Căn cứ theo điều 206 Luật đất đai 2013:
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.
Với người thi hành công vụ sẽ Căn cứ theo điều 207 Luật đất đai 2013:
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các trường hợp vi phạm luật đất đai hiện nay thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiền…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS có bắt buộc phải có bất động sản không?
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Mẫu Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
+ Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
+ Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
– Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
+ Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;
+ Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Hành vi trái pháp luật đất đai là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai, xâm phạm tới những khách thể được pháp luật bảo vệ.
Để nhận biết một hành vi là trái pháp luật cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật và đôi khi căn cứ vào cả phong tục tập quán của từng địa phương để xem xét hành vi nhất định.
Hành vi không thực hiện quy định của pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích được giao, không áp dụng các biện pháp cải tạo, bồi bổ đất đai… hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai: giao đất vượt quá hạn mức, chuyển nhượng đất trái phép, vi phạm quy hoạch sử dụng đất đã được công bố, huỷ hoại đất…
Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa;
Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.