Bán đất đứng tên hộ gia đình

24/10/2022 | 14:53 32 lượt xem Lò Chum

Bán đất đứng tên hộ gia đình

Thưa luật sư, tôi có một mảnh đất ở quê do bố mẹ vợ tôi tặng cho vợ chồng tôi khi cưới. Nay vợ tôi bị bệnh nặng cần tiền để trả viện phí nên tôi đã quyết định bán mảnh đất đó vì dù sao mảnh đất đó cũng ở quê. Tôi muốn hỏi luật sư là nếu vợ tôi không đồng ý bán thì tôi có bán được mảnh đất đó không vì mảnh đất đó thuộc tài sản chung của hai vợ chồng? Nếu muốn bán thì cần làm những gì? Bán đất đứng tên hộ gia đình có được không? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Bán đất đứng tên hộ gia đình? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình

Quyền sử dụng 8ha đất trồng lúa mà vợ chồng ông B, bà A muốn chuyển nhượng là quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình. Mặc dù trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên ông B, nhưng điều đó không có nghĩa là ông B được toàn quyền quyết định đối với diện tích đất này. Khi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi từ “Hộ” thì phải hiểu rằng đó là đất của hộ gia đình sử dụng đất và ông B chỉ là người đại diện cho hộ gia đình để đứng tên.

Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Đất đứng tên hộ gia đình là gì?

Đất đứng tên hộ gia đình được hiểu là việc ghi nhận những thành viên trong gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Khi thực hiện các quyền chuyển giao, chuyển nhượng, tặng cho, để lại thừa kế,… đều được xác định là đồng chủ sở hữu, có quyền và lợi ích tương đương nhau.

Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình

  • Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định.
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Nếu là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

(Điều 102 và Điều 212 Bộ luật dân sự 2015)

Khi Bán đất đứng tên hộ gia đình phải có sự đồng ý của những ai?

Khi thực hiện thủ tục sang tên đất đứng tên hộ gia đình cho cá nhân cần có sự đồng ý của những thành viên còn lại trong sổ đỏ.

Việc xác định ai là người thuộc quyền sở hữu chung trên được căn cứ vào sổ hộ khẩu. Theo đó những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm mảnh đất được cấp giấy và vợ hoặc chồng của những người đó (đã đăng ký kết hôn) đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất và đều có quyền chuyển nhượng.

Khi thực hiện giao dịch mua bán đất, hợp đồng,văn bản liên quan của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định ký tên được quy định tại Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục bán đất đứng tên hộ gia đình

Bán đất đứng tên hộ gia đình
Bán đất đứng tên hộ gia đình

Đất thổ cư là loại đất thường được sử dụng trong giao dịch chuyển nhượng đất đứng tên hộ gia đình. Mảnh đất đó thông thường do bố mẹ đứng tên và để lại thừa kế cho các con, cháu của mình.

Thành phần hồ sơ

  • Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu) ;
  • Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng quyền sử dụng đất);
  • Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên còn lại;
  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Thủ tục được thực hiện như sau:

  1. Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  2. Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ( Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận mới.)
  3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi người nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sở hữu.

Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình đòi hỏi có sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình để tránh xảy ra tranh chấp kéo dài.

Bán đất đứng tên hộ gia đình có cần tất cả thành viên phải có mặt?

Khi chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình thì phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký tên. Đồng thời, người ký hợp đồng chuyển nhượng phải có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, cụ thể:

“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.

Tóm lại, khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình thì các thành viên có chung quyền sử dụng đất không nhất thiết phải có mặt mà chỉ cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực để người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Bán đất đứng tên hộ gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chia thừa kế nhà đất Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Điều kiện cấp sổ đỏ đứng tên hộ gia đình?


Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể điều kiện cấp sổ đỏ cho hộ gia đình như sau: 
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Một số lưu ý khi xác nhận hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình cần những ai ký?



– Một là phải xem tại trang số 1 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể hiện tên những ai trong hộ gia đình không? Hay chị ghi tên hộ ông hoặc hộ bà.
– Hai là xem xét tại thời điểm cấp sổ hộ gia đình gồm những ai, có thể căn cứ vào sổ hộ khẩu hoặc hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Ba là, tại thời điểm lập hợp đồng chuyển nhượng đất xem có những ai còn sống hay đã chết trong hộ gia đình. (Trường hợp một cá nhân trong hộ gia đình mất thì sẽ phát sinh thừa kế)
– Bốn là, khi ký hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình phải xem có đầy đủ chữ ký không và xem giấy ủy quyền có hợp lệ hay không.
– Năm là, tại thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ gia đình có cá nhân nào bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, chưa đủ năng lực hành vi dân sự hay không.

Ai sẽ là người đứng tên sổ đỏ cho hộ gia đình?


Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình, ai là người đứng tên luôn là điều nhiều người quan tâm. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định ghi tên tại trang 1 của giấy chứng nhận như sau:

“Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó”.
Tóm lại, nếu chủ hộ có quyền sử dụng đất chung với các thành viên khác trong hộ gia đình thì sổ đỏ sẽ ghi tên chủ hộ.