Anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai có được không?

13/10/2023 | 16:00 880 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư hiện nay quy định về việc anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai thế nào? Tôi có một em trai kém 5 tuổi, anh em tôi mất mẹ từ sớm. Ba tôi đã có vợ khác nên hai anh em nương tựa vào nhau mà sống. Tôi phải nghỉ học sớm để kiếm tiền lo cho gia đình. Hiện tại tôi cũng có được một cơ sở kinh doanh riêng cho mình. Sắp tới đây em trai tôi sẽ lấy vợ nên tôi muốn tặng cho vợ chồng em trai một mảnh đất làm quà cưới. Không biết thủ tục hiện nay cần làm những gì? Anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư tư vấn luật đất đai tư vấn đến bạn nội dung như sau:

Anh chị em ruột có cho tặng đất được không?

Theo quy định của pháp luật thì quyền tặng cho đất hiện nay là quyền tự do định đoạt tài sản của mỗi người. Một người có thể tiến hành tặng cho đất cho người khác, có thể là người thân hoặc không. Phổ biến khi cho tặng đất là giữa anh chị em ruột. Quy định về việc anh chị em ruột tặng cho đất đai được quy định như sau:

Anh chị em ruột có được cho tặng tài sản hay không? Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc anh chị em trong gia đình cho/tặng quyền sử dụng đất thực chất là hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai. Nếu anh/chị/em ruột là người sử dụng đất hợp pháp, sẽ được hưởng đầy đủ các quyền của người sử dụng đất, bao gồm cả việc cho/tặng quyền sử dụng đất.

Chính vì vậy, để thực hiện thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột cần đáp ứng đúng, đầy đủ các điều kiện của Luật đất đai về việc thực hiện quyền cho tặng đất. Cụ thể, tại Điều 188, Luật 2013 quy định như sau:

  • Thứ nhất, người cho/tặng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ngoài ra, cũng có trường hợp ngoại lệ người sử dụng đất vẫn có thể thực hiện cho/tặng mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đó là người Việt định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Đối tượng này khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên họ vẫn được phép cho/tặng quyền sử dụng đất.

  • Thứ hai, đất được cho/tặng không có tranh chấp
  • Thứ ba, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Thứ tư, đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng

Anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai có được không?

Hiện nay có bạn đọc thắc mắc liệu anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai như thế nào? Những thủ tục cũng như các công việc cần làm để anh trai được phép tặng đất cho vợ chồng em trai được thực hiện theo quy định do luật đã đặt ra, đảm bảo đúng quy định và đạt được mong muốn của chủ thể tặng cho. Cụ thể gồm có các quy định như sau:

Ngoài những điều kiện chung kể trên, thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột cũng phải cần đáp ứng đủ những điều kiện quy định trong Luật Đất đai 2013 đối với từng loại đất cụ thể:

  • Đất được Nhà nước giao theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước cá nhân, hộ gia đình là dân tộc thiểu số thì chỉ được cho, tặng quyền sử dụng đất sau mười năm, kể từ khi có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.
  • Đất trồng lúa: Theo Điều 191 Luật đất đai, anh em ruột được cho tặng đất trồng lúa nếu người nhận đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
  • Đất thuộc phân khu bảo vệ nghiêm, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 192, anh em ruột chỉ được tặng cho đất nếu người nhận tặng cho đất đang sinh sống trong phân khu đó.
  • Đất trong khu vực rừng phòng hộ: Theo Khoản 2 Điều 192, anh em ruột chỉ được cho, tặng quyền sử dụng đất ở, đất SX nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ nếu người nhận đang sinh sống tại khu vực rừng phòng hộ đó.

Khi anh em cho tặng quyền sử dụng đất thì những giấy tờ chứng minh anh chị em ruột bao gồm: Giấy khai sinh, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Đề cương tuyên truyền, giới thiệu Luật Cư trú năm 2020.

Anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai có được không?

Thủ tục anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai thế nào?

Sau khi tìm hiểu những nội dung ở trên thì phần quan trọng không thể thiếu chính là thủ tục anh trai tặng cho đất cho vợ chồng em trai. Để thực hiện việc tặng cho, bao gồm cả việc chuyển nhượng xong quyền sử dụng đất thì cần tiến hàng 03 bước cơ bản. Những nội dung của 03 bước này được chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:

Thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Soạn thảo hợp đồng tặng cho nhà đất

Hợp đồng cho/tặng bất động sản là những thỏa thuận của đôi bên về việc cho/tặng đất. Theo quy định tại Điều 462 của Luật dân sự 2015 thì việc tặng cho có thể kèm theo điều kiện, nghĩa là bên tặng cho có quyền yêu cầu bên nhận thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ sau khi tặng cho.

Ngoài ra, nếu hai bên bên không biết cách lập hợp đồng cho tặng đất chuẩn xác có thể gửi đơn đề nghị đến Ủy ban nhân dân xã nơi có đất hoặc các văn phòng công chứng để được hướng dẫn và công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho nhà đất tại đó

Bước 2: Công chứng, chứng thực Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014, bộ hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Dự thảo Hợp đồng cho tặng (nếu có);
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD và sổ hổ khẩu) của bên tặng cho và nhận tặng cho nhà đất.
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho (Giấy đăng ký kết hôn hoặc quyết định ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,…)

Bản chính các giấy tờ trên để đối chiếu.

Bước 3: Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 9

Trình tự sang tên giấy chứng nhận khi cho, tặng quyền sử dụng đất được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

Đầu tiên, người có nhu cầu sang tên cần đến Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng kèm theo bản chính; hoặc bản photo công chứng
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo đúng Mẫu số 09/ĐK;
  • Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng/ chứng thực
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp

Anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai có đóng thuế không?

Hiện nay việc tặng cho đất có làm tăng thu nhập, tăng giá trị tài sản của người được nhận tài sản. Cụ thể trong tình huống này là giá trị tài sản đất đai cho vợ chồng em trai. Vậy liệu họ có cần đóng thuế cho phần tài sản này khi tính thuế thu nhập cá nhân hay không? Quy định về việc đóng thuế khi anh trai tặng đất vợ chồng em trai như sau:

Về thủ tục cho tặng nhà đất cho anh em ruột, rất nhiều người thắc mắc có cần nộp thuế hay không. Theo quy định tại Điều 4 Khoản 1, 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012): Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa anh, chị, em ruột với nhau sẽ được miễn thuế.

Như vậy việc cho tặng đất giữa anh chị em ruột sẽ không cần nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý nộp đầy đủ các khoản phí hành chính khi thực hiện các thủ tục chuyển nhượng tài sản.

theo đó, danh mục một số loại phí như sau:

  • Phí đo đạc = 0.15%x Giá đất. (Không quá 5 triệu đồng)
  • Lệ phí thẩm định = 0.15% giá trị đất tặng cho (Từ 100.000 – 5.000.000 đồng tùy từng trường hợp).
  • Lệ phí cấp sổ đỏ theo từng trường hợp cụ thể (Tối đa 100.000 đồng/ lần cấp mới)
  • Lệ phí địa chính: Tùy theo từng địa phương

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Anh trai tặng đất cho vợ chồng em trai có được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan như là tư vấn pháp lý về giá đất bồi thường khi thu hồi đất … Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Anh em ruột tặng cho đất với nhau thì có được miễn lệ phí trước bạ hay không?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp miễn lệ phí trước bạ như sau:
Miễn lệ phí trước bạ

5. Đất nông nghiệp chuyển đổi quyền sử dụng giữa các hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai.
6. Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê của tổ chức, cá nhân đã có quyền sử dụng đất hợp pháp.
8. Nhà, đất sử dụng vào mục đích cộng đồng của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng được Nhà nước công nhận hoặc được phép hoạt động.
9. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thu nhập được miễn thuế có gồm tặng cho đất đai không?

Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Chuyển nhượng bất động sản thuộc thu nhập phải chịu thuế gồm những gì?

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
– Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.