Quy định về mở lối đi chung

17/09/2022 | 09:17 50 lượt xem Hương Giang

Một trong những vấn đề diễn ra phổ biến hiện nay là tranh chấp về việc mở lối đi chung giữa các bất động sản liền kề. Đây là vấn đề rất phức tạp trên thực tế vì nó liên quan đến quan hệ láng giềng giữa các nhà gần nhau. Vậy pháp luật Quy định về mở lối đi chung năm 2022 như thế nào? Nếu không hòa giải được vấn đề về lối đi chung thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được hướng dẫn chi tiết về thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung năm 2022 hiện nay nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Lối đi chung là gì?

Pháp luật hiện nay không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung. Bên cạnh việc pháp luật không quy định thì nguồn gốc lối đi chung cũng có sự khác nhau nhất định, có thể kể đến một số trường hợp phổ biến như sau:

(1) Lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.

(2) Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua).

(3) Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung).

Mặc dù nguồn gốc, thời gian hình thành có thể khác nhau nhưng tựu chung lại lối đi chung vẫn được hiểu theo trường hợp phổ biến nhất, đó là:

Lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng.

Quy định về mở lối đi chung
Quy định về mở lối đi chung

Quy định về mở lối đi chung năm 2022

Căn cứ vào khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền về mở lối đi qua:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, có thể thấy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung được quy định như sau:

+ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là ủy ban nhân dân hoặc Tòa án đối với tranh chấp lối đi chung không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu tương đương tại Điều 100 Luật đất đai 2013

+ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là Tòa án nếu lối đi chung có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu tương đương tại Điều 100 Luật đất đai 2013

+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

+ Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung năm 2022

Đối với giải quyết tranh chấp về đất đai nói chung và tranh chấp lối đi chung cả nhà, mở lối đi sẽ cần đảm bảo các trình tự thủ tục sau hòa giải cơ sở nếu không thành mới được khởi kiện ra tòa án. Cụ thể các thủ tục này như sau:

Hòa giải tại cơ sở

Theo luật quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Và việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các bên tranh chấp và nếu vắng mặt 2 lần thì được xem là hòa giải không thành.

Nếu hòa giải thành thì căn cứ theo đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, mẫu đơn xác nhận lối đi chung và biên bản hòa giải để thực hiện và đây sẽ là căn cứ để sau này các bên không khởi kiện nữa.

Nếu hòa giải không thành thì các chủ thể tranh chấp có thể theo hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

– Nộp đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới tòa án nhân dân nến đương sự có” Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

– Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc 1 trong các giấy tờ đất quy định tại Điều 100 Luật Đất Đai thì sẽ lựa chọn 1 trong 2 hướng giải quyết là khiếu nại hoặc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.

Khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp

Trường hợp có” Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tại khoản 3 Điều 2013 Luật Đất Đai như sau:

“a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

Bước 2: Trong trường hợp Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lối đi qua, ngõ đi chung theo quy định khoản 3 Điều 203 này thì sẽ phải ra quyết định giải quyết tranh chấp và các bên sẽ phải nghiêm chỉnh chấp hành nếu không sẽ bị cưỡng chế.

Trường hợp không có” Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013:

Bước 1: Khởi kiện tranh chấp đất lối đi chung tại Tòa án nhân dân.

Người có tranh chấp đất đai có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 

Bước 2: Tòa án sẽ là người có trách nhiệm xem xét hồ sơ giấy tờ, yêu cầu của bên khởi kiện có đúng quy định quyền về lối đi chung hay không để có phán quyết giải quyết tranh chấp.

Đối với trường hợp 2 bên không thỏa thuận được về khoản đền bù thì tòa án sẽ quyết định mức đền bù cho người phải mở lối đi theo bảng giá đất Nhà nước.

Án phí tranh chấp lối đi chung hiện nay áp dụng đối với phí dân sự sơ thẩm về tranh chấp dân không có giá ngạch là 200 nghìn đồng.

Thời gian giải quyết tranh chấp mở lối đi chung mất bao lâu?

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử (tối đa là 06 tháng), cụ thể:

+ Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

+ Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

Đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử sơ thẩm (tối đa không quá 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử).

+ Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa;

+ Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Như vậy, thời hạn kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm tối đa là 08 tháng, nếu vụ án không bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên hòa giải tranh chấp mở lối đi chung để tránh phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp và mất thời gian thụ lý.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về Quy định về mở lối đi chung”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nhiều nhà chắn lối đi chung thì pháp luật quy định mở lối đi chung như thế nào?

Theo quy định, trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp mở lối đi chung bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp mở lối đi chung bao gồm:
– Đơn khởi kiện;
– Giấy tờ về nguồn gốc đất đai;
– Chứng cứ liên quan đến khởi kiện.

Không còn lối đi có quyền yêu cầu hàng xóm mở lối đi chung không?

Trong tình huống của này, mảnh đất của bạn bị bao bọc bởi mảnh đất của hàng xóm gây khó khăn trong việc ra vào đường công cộng. Do đó, căn cứ theo điều luật trên, nhà bạn không có một lối đi nào để ra đường công cộng thì bạn sẽ được hưởng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Như vậy, theo quy định này, bạn có quyền yêu cầu hàng xóm cho bạn một lối đi. Người hàng xóm có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó của bạn. Và bạn phải đền bù cho người người hàng xóm một khoản, khoản đền bù này do bạn và người hàng xóm tự thỏa thuận với nhau.