Thưa Luật sư, tôi có một người bạn ở nước ngoài là Lily. Vì bạn ý quá yêu thích Việt Nam nên bạn ý muốn được sinh sống lâu dài và làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bạn tôi cũng dự tính cho tương lai xa, bạn muốn mua nhà ở đây để thuận tiện cho hành trình sau này. Tôi được biết người nước ngoài có thể mua nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên để mua được nhà thì có một số điều kiện nhất định mà người nước ngoài phải đáp ứng. Luật sư có thể tư vấn cho tôi thêm thông tin về vấn đề: Luật nhà ở cho người nước ngoài có nội dung gì nổi bật? Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé:
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhà ở năm 2014
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP
Người nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam không?
Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chứ không được mua ngoài khu vực này.
Luật nhà ở cho người nước ngoài có nội dung gì nổi bật?
Điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam
Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở thì người nước ngoài thuộc đối tượng trên thì có quyền mua nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên để được mua nhà thì phải có giấy tờ chứng minh. Cụ thể:
Đối với cá nhân nước ngoài
- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
- Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Đối với tổ chức nước ngoài
- Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Quy định về nhà ở cho người nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định của khoản 1 điều 150 về luật nhà ở 2014 cụ thể thì các tổ chức cá nhân nước ngoài sẽ được quyền sở hữu bao gồm:
+ Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở tại nước ta theo dự án. Thực thi đúng theo quy định của nhà nước và pháp luật Việt Nam có liên quan.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài mở chi nhanh văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại nước ta. Có quỹ đầu tư và chi nhánh ngân hàng từ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
+ Cá nhân nước ngoài được quyền nhập cảnh vào Việt Nam.
Người nước ngoài sở hữu nhà đất tại Việt Nam theo 2 nhóm chính:
- Nhà đầu tư xây dựng nhà ở dự án tại nước ta.
- Mua, thuê, nhận cho tặng, thừa kế nhà ở thương mại căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ trong dự án xây dựng nhà ở. Trừ những khu vực có liên quan đến an ninh quốc phòng theo quy định của chính phủ.
Điều kiện sở hữu từng loại nhà ở cho người nước ngoài
Theo như quy định về nhà ở cho người nước ngoài từng loại nhà ở sẽ có những chính sách riêng.
Đối với nhà chung cư
Người nước ngoài chỉ được mua, thuê, nhận cho tặng, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một toàn nhà chung cư.
Đối với trường hợp trên địa bàn có số dân gần bằng khu vực hành chính của phường và có nhiều tòa chung cư. Với trường hợp này thì cá nhân người nước ngoài được quyền sở hữu không quá 30% số căn hộ của tổng tất cả những tòa nhà chung cư ở đây.
Đối với nhà ở riêng lẻ
Quy định đối với khu vực có số dân tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường thì:
Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: Các cá nhân nước ngoài sẽ chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án.
Khu vực chỉ có 2 dự án và tổng số nhà trong 2 dự án này ít hơn hoặc bằng 2500. Trường hợp này các cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng căn nhà của mỗi dự án.
Thời hạn sở hữu
Người nước ngoài sở hữu nhà ở theo hình thức hợp đồng mua bán, cho thuê, tặng, cho nhận thừa kế không quá 50 năm kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sửu hữu nhà.
Gia hạn trước khi hết hạn sử dụng nhà ở 3 tháng, được gia hạn thêm 1 lần và thời hạn không quá 50 năm. Khi xin gia hạn cần có đơn đề nghị gia hạn cùng bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đến UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở.
Trường hợp người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài thì được sở hữu lâu dài như chủ sở hữu ở Việt Nam.
Hết thời hạn sở hữu người nước ngoài được bán, tặng, cho nếu không làm điều này thì nhà ở đó sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Thủ tục bán nhà cho người nước ngoài thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết
Đối với chủ đầu tư dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề kinh doanh bất động sản;
- Giấy phép đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả khu đất thực hiện dự án;
- Hồ sơ chứng từ liên quan việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư;
- Giấy phép xây dựng và các giấy phép khác liên quan đến việc xây dựng;
- Hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng,hợp đồng bảo lãnh, văn bản cho phép bán, cho thuê mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Đối với người nước ngoài
- Hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
- Visa nhập cảnh vào Việt Nam còn thời hạn hoặc Giấy miễn thị thực đối với người nước ngoài có vợ, chồng, con là người Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bước 2: Người nước ngoài lựa chọn nhà ở và tiến hành đặt cọc
Người nước ngoài chọn căn hộ chung cư hoặc nhà ở thương mại mong muốn và đặt cọc qua Đại lý để đăng ký mua. Đại lý chuyển tiền cọc và đăng ký của Khách hàng cho Chủ đầu tư.
Chủ đầu tư ký thỏa thuận đặt cọc với người nước ngoài sau khi nhận đủ cọc (tiền cọc cụ thể theo chính sách bán hàng).
Bước 3: Ký Hợp đồng mua bán và thanh toán tiền
Chủ đầu tư thông báo người nước ngoài ký Hợp đồng mua bán theo thời hạn cam kết tại Thỏa thuận đặt cọc.
Hợp đồng mua bán nhà ở cho người nước ngoài sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Người nước ngoài thanh toán tiền theo tiến độ đã quy định tại Hợp đồng mua bán vào tài khoản của Chủ đầu tư mở tại Việt Nam. Đồng tiền thanh toán là tiền Việt Nam.
Bước 4: Chủ đầu tư bàn giao nhà ở và tiến hành làm giấy chứng nhận cho người nước ngoài
Khi hoàn thành xây dựng, Chủ đầu tư gửi thông báo bàn giao căn hộ chung cư hoặc nhà ở thương mại theo tiến độ cho người nước ngoài trước ít nhất 30 ngày.
Chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cho người nước ngoài. Trừ trường hợp khách hàng tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Có thể bạn quan tâm
- Xử lý cán bộ vi phạm luật đất đai như thế nào?
- Quy định của Luật đất đai 2013 về bồi thường thu hồi đất
- Mua nhà đồng sở hữu có sang tên được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Luật nhà ở cho người nước ngoài có nội dung gì nổi bật?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giá đền bù đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ sang tên nhà chung cư cho người nước ngoài bao gồm:
+ Tờ khai thuế phi nông nghiệp, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, tờ khai lệ phí trước bạ
+ Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
+ Hai bản Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư đã công chứng
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
+ 02 bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được công chứng
+ 02 bản sao công chứng CMND của bên bán, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên bán
+ 02 bản sao thẻ tạm trú, hộ chiếu, giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân của bên mua
Pháp luật về nhà ở không có quy định được bán lại nhà ở xã hội cho cá nhân nước ngoài kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán cho các đối tượng có nhu cầu.
Trường hợp trong thời hạn chưa đủ 5 năm thì chỉ được thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó, trường hợp bán lại thì chỉ được bán cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định, với giá bán không được vượt quá giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.
Người mua, thuê mua nhà ở xã hội được bán lại cho các đối tượng có nhu cầu theo cơ chế thị trường (không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở) sau thời hạn 5 năm khi bảo đảm các quy định nêu trên.
Trình tự thực hiện công chứng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với người nước ngoài:
+ Các bên mang đầy đủ Giấy tờ nêu trên đến Phòng/ Văn phòng công chứng để yêu cầu Công chứng Hợp đồng, giao dịch của các bên.
+ Công chứng viên sẽ kiểm tra Giấy tờ (nếu hợp lệ) sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng theo yêu cầu của các bên (hoặc theo Hợp đồng mẫu của các bên mang theo).
+ Các bên tiến hành đọc lại, kiểm tra nội dung Hợp đồng mà công chứng viên soạn.
+ Các bên ký tên, lăn tay vào Hợp đồng và Công chứng viên công chứng Hợp đồng.
+ Các bên đóng lệ phí công chứng và nhận bản chính Hợp đồng.