Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh sang đất ở là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình này, người đăng ký cần phải tuân thủ các quy định và thủ tục theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Chi phí chuyển đổi đất sản xuất kinh doanh sang đất ở năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đất sản xuất kinh doanh?
Đất sản xuất kinh doanh, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và sản xuất. Được chia thành nhiều loại, đất này phục vụ cho các mục đích sử dụng đa dạng, bao gồm đất khu công nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, cũng như đất dành cho xây dựng nhà sản xuất.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật đất đai, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:
– Đất ở, trong đó có đất ở nông thôn, đất ở đô thị.
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp, trong đó gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
– Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
– Đất sử dụng với mục đích công cộng, cụ thể là đất giao thông, thủy lợi, đất mang giá trị có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất công trình năng lượng, đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng, đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
– Đất phi nông nghiệp bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Như vậy, theo quy định trên đất sản xuất kinh doanh thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, với mục đích sử dụng để tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất như đất khu công nghiệp, đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng nhà sản xuất,…
Có được chuyển đất sản xuất kinh doanh thành đất ở không?
Đất sản xuất kinh doanh không chỉ đơn thuần là nơi thực hiện các hoạt động kinh doanh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng sự phát triển bền vững và hiệu quả của các khu vực đô thị và công nghiệp. Việc quản lý và phân phối đất này một cách chặt chẽ và hợp lý không chỉ hỗ trợ sự mở rộng của doanh nghiệp mà còn góp phần vào quá trình hình thành một cộng đồng đô thị đầy đủ và đa dạng.
Thứ nhất, căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất sẽ dựa vào hai yếu tố:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Nhu cầu sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
Thứ hai, căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có khi chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở
Đất sản xuất kinh doanh là đất phi nông nghiệp, do vậy khi chuyển từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu phải tiến hành thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được cho phép mới được chuyển
Chi phí chuyển đổi đất sản xuất kinh doanh sang đất ở năm 2023 là bao nhiêu?
Trong mối liên kết giữa các khu vực đô thị và công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh đóng vai trò như cầu nối quan trọng. Các khu vực này không chỉ cung cấp cơ hội việc làm cho cộng đồng mà còn tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tập trung và phát triển. Sự đồng bộ giữa các hoạt động kinh doanh và cơ sở hạ tầng đô thị là chìa khóa để tối ưu hóa hiệu suất và tạo ra một môi trường sống và làm việc tích cực.
Khoản 2 Điều 53 Luật Đất đai 2013 quy định rõ khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở thì người sử dụng đất phải:
– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện đúng chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất ở.
Chính vì thế, khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan khác cho nhà nước. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất, tiền sử dụng đất:
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, theo quy định này tiền sử dụng đất khi cá nhân, hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở được quy định như sau:
+ Trường hợp 1: người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất
Áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất sản xuất kinh doanh đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài vào trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc là cho thuê.
+ Trường hợp 2: người sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân) nộp tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất sản xuất kinh doanh của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Áp dụng đối với trường hợp cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất sản xuất kinh doanh dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất vào trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.
+ Trường hợp 3: người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất người sử dụng đất phải nộp một lần tính theo giá đất sản xuất kinh doanh của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Áp dụng đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất sản xuất kinh doanh dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất.
+ Trường hợp 4: người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm đã có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Áp dụng đối với trường hợp cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất sản xuất kinh doanh dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm.
– Thứ hai, tiền lệ phí trước bạ:
Không phải trường hợp nào người chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở cũng phải nộp khoản tiền này, mà chỉ áp dụng đối với trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang đất ở.
Cách tính lệ phí trước bạ:
Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%
– Thứ ba, phí thẩm định hồ sơ:
Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ để đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.
– Thứ tư, lệ phí cấp giấy chứng nhận:
+ Phải nộp khi được cấp bìa mới;
+ Mức nộp: Các tỉnh thành có mức thu khác nhau nhưng hầu hết đều dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chi phí chuyển đổi đất sản xuất kinh doanh sang đất ở năm 2023 là bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về cấp lại sổ đỏ bị mất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện
Mời bạn xem thêm:
- Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS có bắt buộc phải có bất động sản không?
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Mẫu Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 10 Luật đất đai 2013, đất sản xuất kinh doanh là đất phi nông nghiệp, thường được sử dụng để :
-Xây dựng các khu chế xuất công nghiệp, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
-Đất để làm thương mại, kinh doanh, dịch vụ.
-Được sử dụng cho các cơ sở sản xuất phi công nghiệp.
-Dùng để thực hiện các hoạt động khai thác, buôn bán khoáng sản.
-Đất dùng làm vật liệu xây dựng.
-Đất làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm.
-Sử dụng để tìm hiểu về những vấn đề xây dựng nhà ở trên các khu đất sản xuất kinh doanh.
Đối với đất dùng để sản xuất kinh doanh sẽ có thời hạn sử dụng là 50 năm. Ngoại trừ một số dự án đặc thù thì thời hạn sử dụng sẽ lên đến 70 năm.
Người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền được phép thực hiện các quyền được phép. Như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện cho phép.