Đất bị lộn thửa giải quyết như thế nào?

16/11/2023 | 17:13 503 lượt xem SEO Tài

Sổ đỏ là giấy tờ xác định diện tích, giá trị sử dụng cũng như vị trí của một thửa đất. Hiện nay việc xác định vị trí thửa đất cũng như đo đạc thửa đất thuộc về văn phòng đăng ký đất đai. Việc đo đạc này được thực hiện khá chi tiết, cẩn thận đi cùng đó là những máy móc hiện đại nhất hiện nay. Nhưng ở thời gian trước đây thì việc đo đạc vị trí thửa đất gặp khá nhiều khó khăn và không khó để chúng ta bắt gặp những thửa đất được cấp sổ đỏ lộn thửa không đúng với vị trí thực tế. Vậy trong trường hợp này bạn cần làm những gì để được cấp lại sổ đỏ? Mời bạn đón đọc bài viết “Đất bị lộn thửa giải quyết như thế nào? ” dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý

Đất bị lộn thửa giải quyết như thế nào?

Nhiều trường hợp khi được cấp sổ đỏ nhiều năm mới nhận ra sổ đỏ mà mình đã được cấp là sổ đỏ cấp không đúng thửa. Diện tích và vị trí thửa thực sự nằm ở một chỗ khác. Trong trường hợp này bạn có bị mất đi quyền lợi của mình không? Vị trí bạn bị cấp nhầm có ảnh hưởng gì không? Thì câu trả lời là nếu bạn bị cấp nhầm thửa thì trình tục giải quyết hiện nay cũng khá đơn giản và được thực hiện nhanh chóng.

Tại Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định về đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp như sau:

“1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

  1. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
    a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
    b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
    c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
    d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
  2. Việc thu hồi sổ đỏ đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.”
    Như vậy, nếu chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp sổ đỏ nhầm thửa đất thì sẽ phải làm thủ tục đính chính.

Sổ đỏ cấp nhầm thửa đất thì cần chuẩn bị hồ sơ gì để sửa lại cho đúng?

Khi bạn nhận thấy sổ đỏ của mình bị cấp nhầm thửa đất thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để sửa lại cho đúng. Hồ sơ nộp này để thực hiện việc đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đầu tiên để thực hiện chính chính lại vị trí thửa đất trên sổ đỏ bạn cần có sổ đỏ đã cấp (bản gốc) vì khi bạn đính chính sổ đỏ thì sổ đỏ cũ cũng được thu hồi lại và huỷ bỏ để ghi nhận giá trị của sổ mới. Lúc này sổ cũ sẽ không còn hiệu lực pháp luật nữa.

Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định:

“3. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp gồm có:
a) Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.”

Đất bị lộn thửa giải quyết như thế nào
Đất bị lộn thửa giải quyết như thế nào

Thủ tục đính chính khi sổ đỏ cấp nhầm thửa được thực hiện như thế nào?

Thủ tục đính chính khi bạn bị cấp nhầm thửa đất hiện nay được thực hiện với hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bạn nộp hồ sơ xin đính chính sổ đỏ bị cấp nhầm thửa, tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đo đạc lại diện tích mảnh đất và thực hiện nghiệp vụ xác định vị trí thửa đất. Sau khi xác định xong sẽ xác định sai phạm trong việc cấp xảy ra tại bước nào và bạn có thể tiếp tục được cấp lại sổ đỏ mới.

Tại Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp như sau:

“1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.

  1. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
  2. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
    Trường hợp của anh/ chị cần liên hệ với chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục đính chính lại sổ đỏ do bị nhầm thửa đất.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đất bị lộn thửa giải quyết như thế nào?” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư ván pháp lý về tranh chấp đất đai thừa kế. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc xác định vị trí thửa đất theo quy định của pháp luật?

Việc quy định các cách xác định thửa đất để tránh các trường hợp bị nhầm lần các vị trí thửa đất hay lộn thửa và sai thửa. Dựa trên các nguyên tắc đó mà pháp luật đề ra các nguyên tắc khác nhau để xác định vị trí thửa đất cụ thể được quy định tại Quyết đinh Số: 30/2020/QĐ-UBND Tại Điều 4. Nguyên tắc xác định vị trí và giá đất quy định như sau:
1. Trường hợp các lô, thửa đất có vị trí thuộc đường hoặc hẻm giáp ranh của một xã, phường, thị trấn mà trong Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai của đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) đó chưa quy định cụ thể vị trí và giá đất thì vị trí và giá đất của các lô, thửa đất đó được xác định theo Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai của đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) giáp ranh còn lại có tên đường tại Bảng giá đất ở tại đô thị hoặc hẻm đó.
2. Vị trí và giá đất của lô, thửa đất thuộc hẻm được xác định như sau:
a) Hẻm chỉ thông ra 01 tuyến đường thì vị trí và giá đất được xác định theo tuyến đường đó.
b) Hẻm thông ra 02 hay nhiều tuyến đường thì vị trí và giá đất được xác định theo tuyến đường có khoảng cách gần nhất.
c) Trường hợp lô, thửa đất thuộc hẻm thông ra nhiều tuyến đường và có khoảng cách đến các tuyến đường bằng nhau thì vị trí và giá đất được xác định theo tuyến đường có giá đất cao nhất.
3. Đối với những lô, thửa đất tiếp giáp với từ 02 tuyến đường, hẻm trở lên thì vị trí và giá đất được xác định theo tuyến đường, hẻm có giá đất cao nhất.
4. Đối với các lô, thửa đất không xác định được tuyến đường, hẻm vào lô, thửa đất đó thì vị trí và giá đất của lô, thửa đất đó được xác định theo giá đất của các lô, thửa đất tiếp giáp có giá đất thấp nhất.
Trên thực tế có các trường hợp bị sai thửa, lộn thửa hay nhầm lẫn vị trí các thửa đất mà không biết phải giải quyết như thế nào và bắt đầu từ đâu, các thửa đất có vị trí thuộc đường hoặc hẻm giáp ranh của một xã, phường, thị trấn mà trong Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai của đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) đó chưa quy định cụ thể vị trí và giá đất thì vị trí và giá đất của các lô, thửa đất đó được xác định theo Bảng giá các loại đất đó, có nghĩa là ở đây nhà nước đã quy định về xác định vị trí thửa đất xác định theo bảng giá thửa đất đó.
Ngoài ra còn có các nguyên tắc để xác định vị trí các thửa đất như xác định theo tuyến đường, Xác định theo tuyến đường có khoảng cách gần nhất và xác định theo tuyến đường có giá đất cao nhất, theo đó thì trong các trường hợp khác nhau, để tiến hành xác định thửa đất thì cần lưu ý thực hiện đúng theo các nguyên tắc xác định này.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp nào?

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hi
Căn cứ khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định.
Như vậy, bạn có thể gửi đơn kiến nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất gia đình bạn đang sử dụng để cơ quan này thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp đối với phần diện tích đất bị sai.

Các Cách xác định vị trí thửa đất nên biết?

Để xác định vị trí thửa đất trên bản đồ sẽ cần hai loại bản đồ như sau:
– Bản đồ thứ nhất là bản đồ cũ và  không có tọa độ. loại bản đồ này Nhắm mục đích xác định vị trí thửa đất bằng mắt vì không có tọa độ nên độ chính xác không cao.
– Bản đồ thứ hai xuất hiện nhờ vào công nghệ hiện đại nên chuẩn xác và loại bản đồ này có độ chính xác cao người ta gọi nó là bản đồ mới có tọa độ vệ tinh
Đối với việc xác định các Các thửa đất lớn, thông thường có một bản vẽ riêng về vị trí và phải kết hợp giữa vị trí và hiện trạng còn còn sổ đỏ các thửa đất riêng lẻ, thường thì bản vẽ vị trí được đính kèm trong sổ đỏ.
Ngoài ra, Cũng có thể xác định vị trí thửa đất trên sổ đỏ. Đối với Với những sổ đỏ mới cấp thi các vị trí được xác định bằng tọa độ góc ranh. Còn đối với những sổ đỏ đã được cấp từ lâu vẫn sử dụng căn cứ theo bản đồ cũ thì thế nên khá khó để kiểm tra vị trí lô đất nếu không có những tài liệu được đính kèm theo và các cách xác định trên tực tế đó là cách xác định vị trí của thửa đất trên bản đồ thì hãy thử xác định vị trí của thửa đất dựa trên số tờ, số thửa. theo đó nên lưu ý cách này không quá khả thi vì chương trình tra cứu có số tờ và số thửa không có nhiều, rất ít dữ liệu. Và cuối cùng, chúng ta có thể tìm kiếm trực tiếp vị trí của thửa đất ngay trên Google Map.