Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới năm 2023

07/08/2023 | 11:49 203 lượt xem Gia Vượng

Mua chung đất đã trở thành một thỏa thuận phổ biến và hấp dẫn trong thời đại hiện nay. Thực tế, hình thức mua chung có khả năng giải quyết được áp lực về tài chính cho những người muốn sở hữu tài sản địa ốc mà không phải chịu gánh nặng tài trợ độc lập. Sự phổ biến của mua chung đất cũng thể hiện sự sáng tạo và thích ứng của các bên trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phát triển không ngừng. Dưới đây là Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới năm 2023, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Thửa đất có nhiều người cùng quyền sử dụng là như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận, trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

Như vậy, pháp luật về đất đai của Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiều người cùng sở hữu chung quyền sử dụng đất cũng như yêu cầu khi xảy ra trường hợp sở hữu chung quyền sử dụng đất; thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên những người có chung quyền. Do đó, việc góp vốn mua chung đất là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật; đồng thời những người góp vốn phải có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất cùng góp tiền để mua.

Các rủi ro khi góp vốn mua chung đất

Rủi ro khi khai thác quyền sử dụng đất

Tuy trên thực tế có tồn tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên của nhiều người cùng góp tiền mua đất, nhưng khi khai thác quyền sử dụng đất lại không xác định được giới hạn của quyền khai thác, phần đất mỗi người sẽ khai thác của phần đất đã mua và dễ xảy ra tranh chấp.

Do đó, cần hình thành văn bản thỏa thuận tỷ lệ góp vốn mua nhà đất chung đó (có công chứng theo quy định của pháp luật) nhằm phân định rõ ràng giới hạn mỗi người có thể khai thác quyền sử dụng đất; nhằm đảm bảo có cơ sở để chia lợi nhuận; tránh tranh chấp về sau.

Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới năm 2023

Rủi ro khi định đoạt quyền sử dụng đất

Tương tự như trong rủi ro về khai thác quyền sử dụng đất, khi chỉ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đủ để thống nhất việc định đoạt quyền sử dụng đất về sau. Căn cứ Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 về việc định đoạt tài sản chung:

  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
  • Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Việc định đoạt tài sản chung phải được áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015. Những người góp tiền mua chung đất cũng cần hình thành văn bản thỏa thuận việc định đoạt quyền sử dụng đất.

Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download

Hướng dẫn viết mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất

Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất, để phòng tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra, các bên nên lập thành văn bản hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được trái với các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hình thức giao kết, chữ viết, nội dung giao kết… Đồng thời, cần lưu ý một số nội dung sau:

– Các bên nên thỏa thuận rõ ràng mức đóng góp cụ thể của mỗi bên, phân chia lợi nhuận của mỗi bên được hưởng khi hợp tác kinh. Trong hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể ràng buộc các bên và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.

– Thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn và  quá trình xử lý tài sản mua được, khai thác giá trị tài sản, quy định cụ thể về phương thức để chấm dứt việc hợp tác để có những lựa chọn xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau.

– Thỏa thuận rõ ràng về việc chỉ mua bán những loại đất có đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai, dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc góp vốn mua bán đất.

– Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất do không thể lường trước rủi ro, vì thế các bên nên ghi các quy định để sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng để cùng thỏa thuận các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng,…

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để việc góp vốn mua chung nhà, đất được an toàn?

Để hạn chế tối đa tranh chấp và có căn cứ vững chắc để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của mình nếu xảy ra tranh chấp về đất; người góp vốn cần thỏa thuận rõ ràng và chắc chắn cùng người những người sở hữu chung.
Sau đó liên hệ Văn phòng công chứng nơi có bất động sản để lập một văn bản thỏa thuận; trong đó xác định rõ việc những người góp vốn cùng mua nhà, đất và nhà, đất đó thuộc quyền sử dụng chung của những người góp vốn. Sau đó nộp văn bản thỏa thuận được công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất đến UBND cấp huyện, quận (nơi có nhà, đất) để làm thủ tục đổi lại giấy chứng nhận (nếu đã được cấp Giấy chứng nhận).

Việc góp vốn mua chung đất có những ưu điểm gì?

– Mua đất sổ chung phù hợp cho những người có tài chính trung bình – thấp. Thông thường giá mua đất sổ chung thường thấp hơn so với giá thị trường bởi sự phức tạp trong vấn đề pháp lý; sở hữu cũng như sự e ngại của người mua.
– Mua đất sổ chung vẫn được nhà nước công nhận; vẫn được mua bán sang tên bình thường.

Bán đất chung sổ đỏ nhưng người mua chung không đồng ý bán như thế nào?

Trên thực tế khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng một hoặc một số người không đồng ý; thì phải tách thửa để chuyển nhượng phần đất của mình. Nội dung này được quy định rõ tại điểm b) khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013.