Các trường hợp không được tách thửa đất là gì?

05/05/2023 | 15:08 34 lượt xem SEO Tài

Tách thửa đất hay còn được gọi với tên khác là tách sổ là việc chủ sở hữu bất động sản tách từ một mảnh đất ban đầu thành nhiều mảnh đất nhỏ theo quy định của pháp luật. Không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện tách thửa đất nhiều trường hợp do không đáp ứng yêu cầu về diện tích, về phân loại đất nên không thể thực hiện tách thửa. Mỗi địa phương sẽ có những quy định về việc tách thửa khác nhau điều này đặt ra một vấn đề vậy những trường hợp chung nào sẽ không được tách thửa đất? Để làm rõ vấn đề này mời bạn đọc bài viết “Các trường hợp không được tách thửa đất” dưới đây của Tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

Tách thửa là gì?

Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất cần thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phải tách thửa đất, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

  • Tách thửa đất để phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
  • Tách thửa khi có quyết định phân chia từ tòa án
  • Người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với một phần của thửa đất cho đối tượng khác

Điều kiện tách thửa đất

Để được phép tiến hành tách thửa, cần đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn với đất
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên nhằm đảm bảo thi hành án
  • Vẫn trong thời hạn sử dụng đất
  • Đất không vướng tranh chấp

Bên cạnh đó, tùy vào mỗi địa phương nơi có đất tách thửa mà sẽ có những quy định chi tiết khác, chẳng hạn như diện tích đất tối thiểu được tách thửa.

Chính vì vậy, quy định về diện tích đất được tách sổ đỏ còn phụ thuộc vào địa phương và cơ quan chức năng tại địa phương.

Quy định chung về các trường hợp không được tách thửa đất

Tách thửa đất là việc chia thửa đất gốc thành nhiều thửa đất nhỏ hơn theo trình tự pháp luật.

Về quy định chung, các trường hợp không được tách thửa đất tại 63 tỉnh thành bao gồm:

  • Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất hết thời hạn sử dụng hoặc có tranh chấp;
  • Không đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
  • Thửa đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch;
  • Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Các thửa đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.

Ngoài các điều kiện chung, mỗi tỉnh thành có những quy định cụ thể về các trường hợp không được tách thửa đất tại địa phương.

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Hà Nội

Hà Nội không cho phép tách thửa đối với các trường hợp:

  • Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
  • Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố phê duyệt;
  • Đất thuộc khu vực Nhà nước đã có Thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;
  • Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Thành phố Hồ Chí Minh những khu vực, trường hợp này sẽ không được phép tách thửa đất:

  • Khu vực bảo tồn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo quy định pháp luật;
  • Biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước; biệt thự thuộc nhóm 1 và 2 theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
  • Các khu vực hiện đang là biệt thự được tiếp tục quản lý theo quy hoạch; biệt thự thuộc dự án đã quy hoạch; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt; khu vực có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt. Trường hợp quy hoạch này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh, thì việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh và theo Quyết định này;
  • Nhà, đất thuộc khu vực đã có Thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Bắc Giang

Theo quy định, nếu đất của bạn thuộc các trường hợp dưới đây bạn sẽ không thể thực hiện thủ tục tách thửa tại Bắc Giang:

  • Nhà nước giao đất ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư, xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
  • Thửa đất đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Người sử dụng đất xin tách thửa mà thửa đất tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu cho phép để đồng thời hợp với thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng để tạo ra thửa đất mới có diện tích lớn hơn diện tích đất tối thiểu;
  • Việc tách thửa đất liên quan đến các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bản án của Tòa án liên quan đến đất đai;
  • Thửa đất xin tách thửa chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Bắc Ninh

Còn đối với tỉnh Bắc Ninh, bạn sẽ không thể thực hiện thủ tục tách thửa đất nếu đất của bạn thuộc các trường hợp:

  • Thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai;
  • Thửa đất thuộc quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
Các trường hợp không được tách thửa đất
Các trường hợp không được tách thửa đất

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Bình Phước

Nếu thửa đất của bạn không đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Quyết định 27/2020/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước về điều kiện chung và diện tích tối thiểu đối với từng loại đất sẽ không được thực hiện thủ tục tách thửa tại tỉnh này.

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Bình Thuận

Nếu thửa đất tại Bình Thuận của bạn thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây sẽ không được phép thực hiện tách thửa đất.

  • Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật đất đai.
  • Thửa đất đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
  • Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan có thẩm quyền kê biên tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của tòa án.
  • Thửa đất nằm trong khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc đã có quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
  • Trường hợp dự án đã có thông báo thu hồi đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất thì người sử dụng đất được tách thửa để thực hiện các quyền sử dụng đất theo quy định.
  • Thửa đất trong các khu dân cư có quy hoạch phân lô chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc tách thửa không đồng thời với hợp thửa.

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Cà Mau

Tại Cà Mau, nếu thửa đất của bạn thuộc các trường hợp dưới đây sẽ không thể thực hiện thủ tục tách thửa:

  • Khi đã có Thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kê biên tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của Tòa án.
  • Thửa đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án.
  • Đất được quy hoạch để xây dựng nhà biệt thự.
  • Đất nằm trong khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
  • Đất nằm trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà việc tách thửa không phù hợp với quy hoạch đó.
  • Đất đang có tranh chấp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Các trường hợp không được tách thửa đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý và các thông tin pháp lý liên quan như chia thừa kế nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Bến Tre?

Thửa đất của bạn tại Bến Tre sẽ không được tách thửa nếu không đủ điều kiện về diện tích tách thửa tối thiểu tại Quyết định 38/2018/QĐ-UBND tỉnh Bến Tre ngày 04/09/2018 quy định như sau:
Đối với đất ở:
– Tại các phường: 36m²; Tại các thị trấn: 40m²; Tại các xã: 50m².
– Chiều rộng mặt tiền và chiều sâu của thửa đất tối thiểu 4m.
– Trường hợp đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch được duyệt, diện tích tối thiểu thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với đất nông nghiệp:
– Tại khu vực quy hoạch đất phi nông nghiệp: Tại các phường: 100m²; Tại các thị trấn: 200m²; Tại các xã: 300m².
– Tại khu vực quy hoạch đất nông nghiệp: Tại các phường: 300m²; Tại các thị trấn: 300m²; Tại các xã: 500m².
– Đối với đất phi nông nghiệp: Căn cứ cụ thể vào dự án, phương án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận, nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn để xem xét giải quyết tách thửa nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị chi tiết đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Bình Dương?

Thửa đất của bạn tại Bình Dương nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau đây sẽ không thể tiến hành thủ tục tách thửa đất:
– Không đáp ứng được điều kiện diện tích tối thiểu khi tách thửa cũng như 1 số quy định cụ thể khi tách thửa tại Điều 3, Điều 4 Quyết định 25/2017/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ngày 27/09/2017.
– Đồng thời, không thuộc diện được xem xét tách thửa khi không đảm bảo diện tích tại Điều 5 Quyết định.

Các trường hợp không được tách thửa đất tại Bình Định?

Tại Bình Định, bạn sẽ không thể tách thửa đất nếu thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây:
– Thửa đất có diện tích từ 40m2 trở lên nhưng có chiều rộng (mặt tiền) hoặc chiều dài (chiều sâu) nhỏ hơn 3m thì không được tách thửa.
– Đất được quy hoạch để xây dựng nhà biệt thự;
– Đất nằm trong khu đã có thông báo thu hồi đất hoặc đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Đất ở trong khu dân cư (kể cả khu vực đô thị và nông thôn) đã có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc tách thửa ở trường hợp này chỉ được thực hiện sau khi có quy hoạch chi tiết điều chỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Đất đang có tranh chấp.