Bản đồ mô tả ranh giới là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, đây được xem là tài liệu cơ sở để thống nhất quản lý nhà nước trong việc quản lý đất đai. Công tác đo đạc bản đồ địa chính đây là nhiệm vụ cấp bách của ngành địa chính, điều này sẽ nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước về đất đai thông qua việc quản lý cấp cho người dân giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người dân trên phạm vi cả nước ta. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu bản mô tả ranh giới” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Vai trò của mẫu bản mô tả ranh giới đất
Theo quy định tại tiết d điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ranh giới thửa đất là đường gấp khúc được tạo bởi các cạnh thừa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó. Các thông tin về ranh giới thửa đất sẽ được đo đạc và ghi lại trong Biên bản xác định ranh giới mốc thửa đất.
Như vậy, có thể thấy Biên bản xác định ranh giới mốc thửa đất được lập ra để ghi lại thông tin đo đạc nhằm mục đích phân chia ranh giới đất.
Việc lập Biên bản xác định ranh giới mốc thửa đất có vai trò như sau:
– Giúp xác định ranh giới giáp ranh giữa các mảnh đất có bị chồng lấn lên nhau hay không?
– Giúp tránh những tranh chấp phát sinh không đáng có về sau giữa các bên sở hữu bất động sản;
– Giúp ghi nhận việc sở hữu thửa đất và ranh giới sở hữu của các bên để tránh những tranh chấp về sau, đồng thời xác định các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với mảnh đất đó…
Mẫu bản mô tả ranh giới
Hướng dẫn viết mẫu bản mô tả ranh giới
Một Biên bản xác định ranh giới mốc thửa đất hoàn chỉnh sẽ gồm các nội dung:
– Địa điểm, thời gian lập biên bản
– Tên của chủ sở hữu mảnh đất yêu cầu xác định ranh giới giáp ranh;
– Thông tin của mảnh đất được yêu cầu xác định ranh giới giáp ranh;
– Các thành phần tham dự: Đại diện ủy ban nhân dân xã, các chủ sở hữu thửa đất có liên quan;
– Nội dung đo đạc;
– Mô tả chi tiết mốc ranh giới thửa đất;
– Chữ ký của các bên tham gia có ghi rõ ý kiến và ghi rõ họ tên.
Các thông tin cần được ghi lại một cách khách quan và chính xác theo đúng kết quả đo đạc được.
Cách thức xác định ranh giới đất
– Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành:
+ Xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ;
+ Lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất;
+ Đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
– Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết.
Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình thế nào?
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ như thế nào?
- Đất thương mại, dịch vụ sở hữu lâu dài có được không?
Thông tin bài viết
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu bản mô tả ranh giới”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai như sau:
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
…
Và căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như sau:
Điều 6. Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai;
b) Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương.
2. Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai:
b) Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngoài các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này;
…
=> Từ các căn cứ trên, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính (trong đó có bản mô tả ranh giới mốc giới thửa đất) là Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất; Đơn vị trực tiếp thực hiện việc đo đạc, lập, chỉnh lý bản đồ địa chính là Văn phòng đăng ký đất đai, nơi nào chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.
Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;
– Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
– Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
– Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.