Mẫu đơn xin phép san lấp mặt bằng chuẩn quy định 2023

18/03/2023 | 10:36 287 lượt xem Trà Ly

Để người sử dụng đất không tự ý san lấp mặt bằng, cải tạo không đúng quy định dẫn đến hủy hoại đất đai thì luật đất đai quy định trước khi tiến hành san lấp mặt bằng thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Và cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới được san lấp mặt bằng, ngược lại nếu như cơ quan có thẩm quyền không cho phép hoặc không xin phép mà vẫn tiến hành san lấp mặt bằng thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Nếu bạn có mong muốn xin phép san lấp mặt bằng, phải nộp Đơn xin phép san lấp mặt bằng lên cơ quan có thẩm quyền. Hãy tham khảo Mẫu Đơn xin phép san lấp mặt bằng dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

Có được phép san lấp mặt bằng không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;

d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;

đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”

Như vậy, hành vi san lấp mặt mặt nếu không làm thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề. Hay không san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận thì cá nhân, tổ chức được phép san lấp mặt bằng.

Mẫu Đơn xin phép san lấp mặt bằng chuẩn quy định 2023
Mẫu Đơn xin phép san lấp mặt bằng chuẩn quy định 2023

Thẩm quyền cho phép san lấp mặt bằng chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ Điều 59 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;

b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;

d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;

đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.”

Theo đó, phụ thuộc vào mục đích và chủ thể sử dụng đất mà việc san lấp đất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ thuộc về UBND cấp tỉnh hay UBND cấp huyện.

Đơn xin phép san lấp mặt bằng là gì?

Đơn xin phép san lấp mặt bằng là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức lập ra được sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp xã nơi có bất động sản) cho phép chủ thể thực hiện hoạt động san lấp mặt bằng theo quy định. Trong đơn xin phép san lấp mặt bằng phải nêu được những nội dung về cá nhân, tổ chức viết đơn, số liệu về thông tin về mặt bằng muốn san lấp,…

Đơn xin phép san lấp mặt bằng là văn bản được chủ thể xác lập với mục đích để hiệu quả hơn trong sử dụng đất và sinh hoạt được gửi tới UBND cấp xã nơi có bất động sản. Đồng thời, đơn xin phép san lấp mặt bằng sẽ là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành xem xét và cho phép san lấp mặt bằng. Việc san lấp có thể bao gồm sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, người lập đơn cần có phương án để sử dụng nguồn đất dư thừa trước và sau khi tiến hành.

Mẫu Đơn xin phép san lấp mặt bằng

Hướng dẫn viết đơn xin phép san lấp mặt bằng

Phần kính gửi: ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Bộ tài nguyên và môi trường, tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Sở tài nguyên và Môi trường).

Phần nội dung của của đơn xin phép san ấp mặt bằng phải bao gồm những nội dung sau:

+ Yêu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức muốn xin phép san lấp mặt bằng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng,..

+ Trình bày những lý do tại sao muốn san lấp mặt bằng.

Cuối đơn xin san lấp mặt bằng, người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu Đơn xin phép san lấp mặt bằng chuẩn quy định 2023” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hộ gia đình có hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại thì có buộc khôi phục tình trạng ban đầu không?

Tại điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả thì:
Điều 24. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu người vi phạm tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại nguyên trạng đất ban đầu của đất.

Tự ý san lấp ao bị phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hủy hoại đất như sau:
“1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.”
Như vậy, tùy vào diện tích đất bị hủy hoại mà sẽ có mức phạt tiền tương ứng theo quy định nêu trên. Bên cạnh đó, còn có thể áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, nếu người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.